Thiết kế hành vi: Cách mạng xã hội được thiết kế để gây nghiện

Theo một số liệu của Earthweb, có khoảng 4.2 tỷ người dùng mạng xã hội, tương đương với 55% dân số thế giới (Wise, J, 2023). Đây là những con số biết nói về sự phổ biến của mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại, gây ra những nỗi lo về tình trạng nghiện mạng xã hội. Để có được con số này, những “gã khổng lồ” công nghệ đang chạy đua trong việc phát triển thiết kế hành vi để tối đa hóa thời gian sử dụng của người dùng, hay nói cách khác, để “trói chân” người dùng trong ứng dụng của họ.

Cách mạng xã hội được thiết kế để gây nghiện

Thiết kế hành vi

Thiết kế hành vi là một thuật ngữ được dùng để mô tả việc ứng dụng thiết kế để ảnh hưởng hoặc định hình hành vi của con người. (Groenewegen, A, 2021

Sự điều chỉnh hành vi không hẳn là một điều xấu, một số chức năng của ứng dụng đã giúp con người trở nên năng suất hơn. Tuy nhiên, các ông lớn mạng xã hội có thể lợi dụng thiết kế hành vi để khiến ứng dụng gây nghiện, bất chấp sức khỏe tinh thần và thể chất của người dùng. Lý do cho sự lợi dụng này rất đơn giản: càng nhiều người dùng thì lợi nhuận càng cao. 

Vậy một ứng dụng gây nghiện được thiết kế như thế nào?

Đầu tiên, mô hình thiết kế hành vi của Fogg đã chỉ ra rằng để một người làm một hành động bất kỳ, 3 yếu tố sau phải được đáp ứng: (Valdellon, L., & Valdellon, L, 2023, January 13)  

Mô hình thiết kế hành vi
Nguồn: Internet
  1. Động lực: Họ phải muốn làm điều đó. 
  2. Tính khả thi: Họ phải làm được điều đó.
  3. Sự hấp dẫn/Kích hoạt: Họ phải bị thôi thúc để làm điều đó. 

Động lực là mong muốn và cảm xúc thầm kín của người dùng (như cô đơn hoặc buồn chán). Trong khi đó, sự hấp dẫn (kích hoạt) là lời kêu gọi hành động để giải quyết những cảm xúc đó. Ví dụ, điện thoại rung hoặc màn hình sáng khi có tin nhắn mới sẽ để thu hút sự chú ý của bạn, thôi thúc bạn cầm điện thoại để kiểm tra thông báo.

Cuối cùng, tính khả thi đề cập đến mức độ dễ dàng để hành động. Một nhiệm vụ càng đơn giản hoặc một người càng có nhiều động lực thì họ càng có khả năng thực hiện hành động đó hơn. 

Đây là những yếu tố nền tảng để xây dựng ứng dụng gây nghiện, vậy những ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram hay Tiktok đã tích hợp lý thuyết này vào ứng dụng của họ như thế nào?

Các chiến lược thiết kế app mạng xã hội để gây nghiện

Tính năng lướt vô hạn

Tính năng lướt vô hạn là một công cụ hữu hiệu để trói chân người dùng sử dụng mạng xã hội. Ta có thể bắt gặp tính năng này ở các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Tiktok, Instagram

Giống như một bữa tiệc buffet, luồng nội dung vô tận sẽ khiến bạn không thể ngừng lướt bảng tin. Tuy nhiên, thực khách chỉ ở lại nhà hàng nếu họ thích những món ăn đó, nguồn cấp nội dung vô hạn chỉ phát huy tác dụng nếu bạn thực sự thích những nội dung đó. Vậy nên hầu hết ứng dụng mạng xã hội đều kết hợp tính năng này với thuật toán đề xuất - một cơ chế để tối ưu hóa nội dung sao cho liên quan tới sở thích của bạn nhiều nhất có thể. (Valdellon, L., & Valdellon, L., 2023, January 13).

Tính năng thông báo

Thiết kế hành vi: tính năng thông báo gây nghiện
Nguồn: Internet

Nếu một người tải một ứng dụng thì họ có động lực sử dụng và mong nhận được lợi ích cụ thể từ ứng dụng đó. Nhưng họ vẫn cần dấu hiệu để nhận biết được những lợi ích của ứng dụng. 

Vì vậy mà email và thông báo đẩy là yếu tố kích hoạt sự chú ý hiệu quả cho các nhà phát triển ứng dụng. Ví dụ như khi một người thích bài đăng Facebook của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo ngay lập tức thông qua tiếng chuông, màn hình sáng lên, tiếng rung,... 

Các yếu tố kích hoạt này hoạt động hiệu quả vì 2 lý do:

  1. Chúng nói lên động lực tải xuống ứng dụng của người dùng. 
  2. Chúng khơi dậy sự tò mò bằng phần thưởng.

Tạo nỗi lo bỏ lỡ (Fear of Missing Out)

FOMO là gì?

FOMO (Fear of Missing Out) là cảm giác sợ bỏ lỡ hoặc bị bỏ rơi khỏi các hoạt động xã hội. Nó là một trong những cảm xúc được lợi dụng bởi các nền tảng mạng xã hội để thu hút người dùng và tăng độ tương tác trên nền tảng của họ.

thiết kế hành vi: fomo
Nguồn: Internet

Cách FOMO ảnh hưởng tâm lý người dùng

  1. Tạo ra cảm giác sợ bỏ lỡ thông qua các thông báo, thông tin về sự kiện hoặc cập nhật mới nhất. Những thông báo này có thể xuất hiện trên trang chủ, trong hộp thư đến hoặc trên trang cá nhân của người dùng.
  2. Tạo ra sự cạnh tranh thông qua các tính năng như điểm số, huy chương và thứ hạng. Những tính năng này có thể khuyến khích người dùng cạnh tranh với nhau để đạt được thứ hạng cao nhất hoặc nhận được nhiều huy chương hơn, tạo ra sự thú vị và cảm giác sợ bỏ lỡ, ví dụ như huy hiệu “Fan cứng” trên Facebook. 
  3. Sử dụng tính năng "Stories". Stories là một tính năng cho phép người dùng chia sẻ các tấm ảnh và video tạm thời trên trang cá nhân của họ, và chúng được xóa sau một thời gian ngắn. Đặc điểm này khiến người dùng lo sợ việc bị bỏ lỡ mất stories và thôi thúc họ xem stories ngay lập tức, và quay lại thường xuyên để xem các bài viết/stories mới nhất.

Chiến lược “game hóa” (gamification)

Với đặc điểm vui nhộn, giải trí và kết quả luôn thay đổi, trò chơi là một yếu tố đang được tận dụng triệt để bởi các mạng xã hội. 

thiết kế hành vi: gamification
Nguồn: Internet

Cụ thể, Facebook đang sử dụng các thẻ (badge) để đánh dấu các thành tựu của người dùng, chẳng hạn như kỷ niệm của ngày gia nhập Facebook, kỷ niệm sinh nhật và các hoạt động khác. Các thẻ này có thể được chia sẻ với bạn bè và đóng vai trò như một hình thức xác nhận.

Các cuộc thi và thử thách cũng là một dạng game hóa phổ biến. TikTok sử dụng các cuộc thi và thử thách để khuyến khích người dùng tham gia, trong đó, dễ thấy nhất là các thử thách nhảy. Các cuộc thi và thử thách này có thể liên quan đến chủ đề của một sự kiện hoặc một sản phẩm cụ thể và thường được kết hợp với các giải thưởng hoặc thẻ.Chiến lược game hóa đã lấy sự vui nhộn và mong muốn được giải trí của người dùng làm “cần câu tương tác”.

Bên cạnh đó, chiến lược game hóa khai thác cảm xúc của người chơi thông qua cảm giác thành tựu. Ví dụ với thử thách nhảy của Tiktok, các động tác nhảy được đơn giản hóa và khiến người dùng có động lực tham gia hơn. Người dùng sẽ cảm thấy hứng thú với việc nhảy và tham gia các thử thách nhảy sau này.

Tác động của thiết kế này đến thói quen sử dụng mạng xã hội của người dùng

Bản chất thiết kế hành vi không hề xấu, tuy nhiên, việc các nhà phát triển mạng xã hội lợi dụng nó để tối đa hóa thời gian sử dụng ứng dụng đã gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe tinh thần của người sử dụng. 

Cách các thuật toán của mạng xã hội điều khiển hành vi người dùng

Các nền tảng mạng xã hội sử dụng các thuật toán để tối ưu hóa sự tham gia của người dùng, dẫn đến sự lạm dụng và lệ thuộc vào mạng xã hội. Người dùng có thể có cảm giác bồn chồn hoặc lo âu khi không được dùng mạng xã hội trong thời gian dài, hoặc khó có thể rời xa mạng xã hội vì sợ bỏ lỡ thông tin. 

Ảnh hưởng của thiết kế hành vi

Bên cạnh đó, các tính năng như "thích" hoặc "chia sẻ" trên các bài đăng có thể gây ra sự cạnh tranh về lượng tương tác, khiến người dùng áp lực hơn khi chia sẻ cảm xúc và cảm giác thiếu tự tin khi không đạt được nhiều tương tác. Tình trạng này nếu kéo dài cũng có thể dẫn đến cảm giác cô đơn hoặc lạc lõng khi không thể có được sự kết nối với những người khác qua mạng xã hội.

Thiết kế hành vi: thích và chia sẻ
Nguồn: Internet

Thiết kế hành vi cũng tạo nhiều cơ hội hơn để thông tin tiêu cực phổ biến, khiến tâm trạng và cảm xúc của người dùng bị ảnh hưởng xấu. Ví dụ, nếu người dùng liên tiếp tương tác với những nội dung buồn hoặc chứa yếu tố bạo lực, thuật toán của nền tảng sẽ liên tục đẩy những nội dung tương tự trên bảng tin của người dùng, khiến cho họ bị “bao vây” bởi những nội dung tiêu cực, lâu dài sẽ ảnh hưởng tâm trạng của họ. 

Ngoài ra, các thông báo có tiếng hoặc rung gây ra sự gián đoạn và mất tập trung, góp phần gây nên những bệnh tâm lý như lo âu và giảm năng suất của người dùng.(Glick, M, 2022

 Kết luận

Mạng xã hội vẫn là nền tảng quan trọng để người dùng kết nối và cập nhật thông tin. Vì vậy, người dùng cần tỉnh táo để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình trước “ma trận gây nghiện” của mạng xã hội. 

Người dùng mạng xã hội có thể tham khảo một số cách để quản lý ảnh hưởng của mạng xã hội

  1. Báo cáo, chặn kênh nội dung độc hại và tích cực tương tác với kênh nội dung tích cực: 
  2. Quản lý thông báo ứng dụng
  3. Quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội thông qua phần mềm của điện thoại.

CyberKid mong rằng bài viết sẽ giúp người trẻ nhận thức mánh khóe của mạng xã hội và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Phổ biến
Sức hút của việc mua sắm trực tuyến: Tại sao TikTok lại khiến bạn muốn mua những thứ không cần thiết?

Chúng ta, chắc hẳn không chỉ một lần, đã "lỡ tay" chốt đơn mua những món đồ không cần thiết khi đang lướt TikTok. Những video ngắn quảng cáo đầy cuốn hút và mới mẻ có thể thôi thúc ham muốn mua sắm trực tuyến của bản thân một cách đáng ngạc nhiên. Bạn có […]

Đọc thêm
Digital Detox: Đã Đến Lúc Thanh Lọc Mạng Xã Hội Để Cân Bằng Cuộc Sống

Sau một ngày hoạt động thật năng suất, bạn quay trở về nhà. Điều đầu tiên bạn muốn làm để xả hơi là gì nhỉ? - Một trong số đó chắc hẳn là lướt mạng xã hội. Bước vào thế giới ấy, bạn vô thức tiếp nhận rất nhiều nguồn tin nóng hổi, nhưng cũng […]

Đọc thêm
Khủng hoảng bản sắc cá nhân ở Gen Z: Sự thật đằng sau những hình ảnh "hoàn hảo" trên mạng xã hội

Chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu,.... là những khủng hoảng đang tàn phá đời sống của nhiều người với tốc độ chóng mặt. Gen Z là một trong những nhóm tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi phải trưởng thành trong tình hình đầy bất động. Bên cạnh […]

Đọc thêm
arrow-up-circle linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram
Verified by MonsterInsights