3 thông tin chuyển đổi số ngành du kịch hậu Covid-19 bạn nên biết
1. Chuyển đổi số ngành du lịch hậu Covid-19 - Bài toán nan giải
Theo một báo cáo năm 2020, dịch Covid19 đã khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại khoảng 1 nghìn tỷ USD. Ngành du lịch Việt Nam đã giảm 61% doanh thu so với năm 2019. Khoảng 40% công ty du lịch đã phải đóng cửa. Do đó, ác doanh nghiệp phải cắt giảm nhân viên để giảm chi phí cho công ty.
Bối cảnh trên đặt ra cho ngành du lịch nhiều thách thức rằng du lịch cần phải thay đổi để phát triển. Ngày nay, chuyển đổi kỹ thuật số là một giải pháp cấp thiết. Hình thành hệ thống trao đổi thông tin và dữ liệu thông minh, tích hợp các tiện ích khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho ngành du lịch.
2. Chuyển đổi số ngành du lịch – Hướng đi mới để phát triển bền vững
Trước bối cảnh thị trường mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Tổng cục Du lịch triển khai 5 nội dung chính của chuyển đổi số ngành du lịch. 5 nội dung này bao gồm:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa trong tiếp thị du lịch.
- Quản lý và phát triển các điểm du lịch thông minh.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin dữ liệu du lịch.
- Hỗ trợ các công ty và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển các ứng dụng công nghệ cho ngành du lịch.
- Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số của ngành du lịch.
3. Chuyển đổi số ngành du lịch diễn ra như thế nào?
Theo ông Ravi Saraogi, quá trình tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trong ngành du lịch sẽ bắt đầu qua việc hiểu và tối ưu hóa các cuộc trò chuyện trước, trong và sau khi khách hàng tương tác với nhân viên CSKH. Một nền tảng tự động hóa được hỗ trợ bởi AI đàm thoại và máy học có thể hiểu và tối ưu hóa các cuộc trò chuyện giữa khách hàng và nhân viên CSKH qua tất cả các kênh khác nhau.
"AI đàm thoại là tập hợp các công nghệ tiên tiến giúp nhận dạng và hiểu ngôn ngữ của con người, sau đó sử dụng sự hiểu biết này để tối ưu hóa, tự động hóa và phân tích các cuộc trò chuyện trên nhiều kênh liên lạc khác nhau", ông Ravi Saraogi giải thích.
"Với một nền tảng tự động hóa hội thoại được hỗ trợ bởi AI, các hệ thống tổng đài CSKH của doanh nghiệp du lịch và khách sạn có thể sử dụng máy móc để tự động hóa các cuộc trò chuyện, cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên CSKH", ông nói thêm.
Năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã cho ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”. Đây là ứng dụng trực tuyến có sự kết hợp với thanh toán điện tử và tích hợp theo dõi sức khỏe. Đối tượng hướng tới của ứng dụng là khoảng 3 triệu người đang dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam. Ứng dụng giúp khách hàng biết điểm đến nào là an toàn. Giúp doanh nghiệp quảng bá các địa điểm du lịch. Mục đích khi ra mắt ứng dụng là một lần nữa kích cầu cho ngành du lịch. Đây được xem là một bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi số của ngành du lịch.
Xem thêm: Chuyển đổi số ngành tài chính - ngân hàng
—---------------------------
CyberKid Vietnam ra đời với sứ mệnh đảm bảo sự an toàn của Trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet. Cùng sự đồng hành chiến lược đến từ các đơn vị: Young IT, Viettel Cyber Security, Palo Alto Networks.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
[Fanpage]: CyberKid Vietnam