Metaverse, một vũ trụ ảo hứa hẹn mở ra một kỉ nguyên mới của Internet đã không ngừng dấy lên những tranh cãi trong những năm gần đây. Nhiều người gặp khó khăn trong việc hiểu hay tưởng tượng cách thức hoạt động của Metaverse vì nó chưa từng tồn tại trước đây.
Mặc cho những nghi ngờ hay những tranh cãi nổi lên, Metaverse vẫn trở nên nổi bật giống như một “cơn sốt” của giới công nghệ. Để hiểu rõ hơn về siêu vũ trụ ảo Metaverse, cùng điểm qua 4 sự thật khiến Metaverse trở nên nổi bật.
Contents
TOP 4 SỰ THẬT KHIẾN METAVERSE NỔI BẬT
1. Metaverse là một thế giới ảo ‘phản chiếu’ thế giới thực
Hiện nay, chúng ta đang sở hữu Internet với những trải nghiệm hai chiều - mọi sự điều khiển được thông qua màn hình của thiết bị. Nhưng ở Metaverse, ta sẽ được trải nghiệm một không gian 3D được truy cập thông qua tai nghe, kính hoặc đồng hồ kết nối.
Điểm khác biệt ở trong không gian 3D này là người dùng có thể có cảm giác như đang ở chính trong trang web và trải nghiệm kết nối một cách hoàn chỉnh hơn như ở trong thế giới thật.
Sự thật về Metaverse
Do đó, Metaverse như một “tấm gương” phản chiếu thực tế vì nó có thể tái hiện những địa điểm tồn tại ở thế giới thực. Đồng thời, Metaverse còn là một vũ trụ bởi nó cho phép tạo ra một thế giới chứa những kịch bản hoàn toàn mới. Để dịch được phiên bản kỹ thuật số được sao chép từ thế giới thực này các chuyên gia phải sử dụng thuật ngữ “mirror-world”.
Một thuật ngữ khác bạn cần biết để hiểu hơn về Metaverse là “digital twin” (bản sao kỹ thuật số) - giúp định nghĩa phiên bản ảo của vật thể hay một phần của thế giới thực. Điều này giúp bạn có thể trở thành bất cứ ai bạn muốn trong Metaverse. Tại siêu vũ trụ ảo Metaverse, diện mạo của bạn sẽ được tạo bởi một hình đại diện. Nhân vật này có thể dựa trên những diện mạo thực tế của bạn như phim hoạt hình, các biểu tượng cảm xúc của Apple hoặc trở thành một phiên bản hoàn toàn khác dựa trên nhu cầu của người dùng.
2. Metaverse sử dụng công nghệ thực tế hỗn hợp
Trải nghiệm đắm chìm hoàn toàn trong Metaverse được thực hiện bởi công nghệ thực tế hỗn hợp. Công nghệ ngày bao gồm các yếu tố của thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế tăng cường (Augmented Reality).Thông qua đó, người dùng có thể tương tác với cả vật thể trong thế giới thực và ảo.
Mặc dù cả hai công nghệ đều hướng tới trải nghiệm trong môi trường ảo nhưng sự khác biệt giữa hai công nghệ này là rất lớn.
Trong thực tế ảo (Virtual Reality) , người dùng có những trải nghiệm sống động như: dùng kính hay mũ bảo hiểm để đắm chìm hoàn toàn trong thế giới kỹ thuật số. Mặt khác, thực tế tăng cường (Augmented Reality) là một lớp phủ kỹ thuật số có thêm hình ảnh và đồ họa được chiếu vào thế giới. Một ví dụ điển hình cho công nghệ này là trò chơi Pokemon Go - nơi các nhân vật có thể bị bắt trong thế giới thực.
Để sử dụng thực tế tăng cường, tất cả những gì người dùng cần là một thiết bị di động và ứng dụng cần thiết. Trong khi thực tế ảo tạo ra một thế giới khác, thực tế tăng cường bao gồm những thành phần tương tác với thế giới thực hiện có.
3. Metaverse là một xã hội có thể tùy chỉnh được
Metaverse liên kết người dùng bằng ảnh đại diện của họ.Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể tương tác, đặt lịch hẹn và đi chơi với ai đó, thậm chí rất nhiều hoạt động giải trí khác. Bên cạnh đó cũng có những đề xuất được đặt ra về việc sử dụng Metaverse trong môi trường truyền thống hơn như giáo dục, y tế, kinh doanh,...
Facebook (nay là Meta) công ty đang dẫn đầu cuộc đua phát triển Metaverse đề xuất sử dụng Phòng làm việc Horizon - một không gian thực tế ảo cho môi trường làm việc. Ý tưởng này nhằm mục đích tạo nên cuộc họp tự nhiên hơn so với các cuộc họp truyền thống qua màn hình vì ảnh đại diện cho phép sao chép biểu cảm gương mặt và trở nên gần gũi hơn với các đồng nghiệp khác.
không gian làm việc thực tế ảo lý tưởng
4. Bạn đã có một “hàng mẫu miễn phí” của Metaverse
Tuy là một “cơn sốt” trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, nhưng Metaverse không phải là một khái niệm hoàn toàn mới. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1990 trong tác phẩm khoa học viễn tưởng "Snow Crash" của Neal Stephenson, trong đó mọi người có thể thoát khỏi thực tại bằng cách khám phá vũ trụ trực tuyến bằng hình đại diện.
Trò chuyện và tương tác trực tiếp tại Metaverse
Ngoài ra, Metaverse dường như là một phiên bản mạnh mẽ hơn của Second Life - trò chơi thương mại đầu tiên mô phỏng cuộc sống trong môi trường kỹ thuật số 100%, nơi mọi người tương tác thông qua hình đại diện 3D. Second Life có đơn vị tiền tệ riêng cho phép người dùng kinh doanh ảo như mua bán đất đai, mua quần áo và phụ kiện cho hình đại diện. Ở Metaverse cũng có xu hướng tương tự, được kỳ vọng là đầu tư vào tiền mã hóa và Non-Fungible Tokens (Token độc nhất là một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất) sẽ tăng lên để thúc đẩy tinh thần kinh doanh và các doanh nghiệp mới.
Có những kỹ năng số cốt lõi nhất định thường được yêu cầu cho nhiều công việc để cải thiện thực tiễn tại doanh nghiệp hiện tại. Đọc thêm: Năng lực số là gì Dưới đây là mười kỹ năng kỹ thuật số chính được yêu cầu. Contents 1. Quản lý phương tiện truyền thông […]
Nhiều doanh nghiệp tổ chức đã và đang nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghệ sử dụng tiếp thị Trí tuệ nhân tạo (AI Marketing) nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Thông qua các nền tảng này, các nhà tiếp thị có thể hiểu được toàn diện hơn về đối tượng […]
Contents Năng lực số là gì? Năng lực số bao gồm những năng lực liên quan đến sử dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý thông tin và nội dung một cách hiệu quả. Mặc dù việc sử dụng các thiết bị điện tử và Internet […]