Hiện nay, không ít các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin cá nhân của mọi người. Vì vậy, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân trái phép diễn biến ngày càng phức tạp.
Chỉ bằng một thao tác gõ “danh sách khách hàng” và một cú nhấp chuột là hàng loạt trang web mua bán thông tin cá nhân của người dùng sẽ hiện ra. Những trang web này chủ yếu cung cấp hai loại dữ liệu khách hàng: miễn phí và trả phí.
Những dữ liệu miễn phí chỉ bao gồm những thông tin chung, không có phân loại; còn dữ liệu trả phí sẽ chứa những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về khách hàng. Mức giá cho gói dữ liệu có thể dao động từ vài trăm nghìn cho đến hàng triệu đồng, thậm chí lên tới chục triệu.
Những giao dịch này được thực hiện vô cùng đơn giản, thuận tiện cho người mua và người bán. Bất chấp các quy định nghiêm ngặt của pháp luật, các giao dịch mua bán dữ liệu cá nhân vẫn diễn ra công khai ở Việt Nam.
Mỗi người mua thông tin sẽ có những mục đích sử dụng riêng của họ. Như các doanh nghiệp, tổ chức, họ có thể sử dụng thông tin cá nhân đó với mục đích quảng bá tới đúng đối tượng khách hàng qua các phương thức như gọi điện, nhắn tin, gửi email…
Tuy nhiên, khi những dữ liệu cá nhân đang ở trong tay kẻ xấu, chúng sẽ sử dụng với mục đích phạm tội dưới nhiều hình thức như: làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản; giả danh các bộ phận cơ quan chức năng Nhà nước để lừa đảo người dân; tổ chức, nhận tiền đánh bạc trái phép…
Các phương thức lừa đảo qua mạng
Các chiêu trò lừa đảo ngày một sinh sôi, và việc nắm giữ dữ liệu cá nhân của khách hàng đã khiến cho việc lừa đảo của kẻ xấu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, mọi người cần đề cao cảnh giác với các thủ đoạn của kẻ xấu, đồng thời phải tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của bản thân.
2. Hình phạt cho hành vi thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân
Hành vi thu thập, trao đổi, chỉnh sửa, mua bán dữ liệu cá nhân trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù tùy theo mức độ vi phạm.
Theo Khoản 2 Điều 84 Chương V Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân như sau:
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự lên đến 7 năm tù về "tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo điều 288 Bộ luật hình sự 2015.
CyberKid Vietnam ra đời với sứ mệnh đảm bảo sự an toàn của Trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet. Cùng sự đồng hành chiến lược đến từ các đơn vị: Young IT, Viettel Cyber Security, Palo Alto Networks.
Có những kỹ năng số cốt lõi nhất định thường được yêu cầu cho nhiều công việc để cải thiện thực tiễn tại doanh nghiệp hiện tại. Bài viết dưới đây là 10 kỹ năng kỹ thuật số chính cần thiết trong thời đại số hóa. Đọc thêm: Năng lực số là gì Contents1 1. Quản […]
Nhiều doanh nghiệp tổ chức đã và đang nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghệ sử dụng tiếp thị Trí tuệ nhân tạo (AI Marketing) nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Thông qua các nền tảng này, các nhà tiếp thị có thể hiểu được toàn diện hơn về đối tượng […]
Contents1 Năng lực số là gì?2 Năng lực số bao gồm những năng lực gì?2.1 1. Khía cạnh thông tin2.2 2. Khía cạnh liên lạc2.3 3. Khía cạnh sản xuất2.4 4. Khía cạnh an toàn3 Kết luận Năng lực số là gì? Năng lực số bao gồm những năng lực liên quan đến sử dụng […]