Mạng xã hội - Sát thủ vô hình với thói quen ăn uống của giới trẻ

Với giá thành chỉ từ 25.000 - 35.000VNĐ, bạn đã sở hữu được một một cốc kem hoặc trà sữa Mixue thơm ngon. Vì giá cả cạnh tranh nên Mixue dần thu hút được các bạn trẻ. Tuy nhiên, kể từ khi Mixue tung ra món đồ chơi như lật đật, gấu bông, nó đã trở thành một cơn sốt trên mạng xã hội và trở thành một thương hiệu “tủ” của giới trẻ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cây kem với giấy lót đỏ thương hiệu của Mixue trên mọi con phố. Trên thực tế, mạng xã hội là một nơi lý tưởng và dễ dàng để ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người dùng, đặc biệt là người trẻ. Cùng CyberKid giải mã xu hướng này nhé!

Cách mạng xã hội ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của giới trẻ

Đa dạng nội dung truyền tải, quảng bá những xu hướng ăn uống mới

Nội dung truyền tải, quảng bá những xu hướng ăn uống mới ngày càng đa dạng từ đó ảnh hướng thói quen ăn uống của giới trẻ
Nguồn: Internet

Bên cạnh việc cập nhật thông tin, những người trẻ còn sử dụng mạng xã hội để tìm cảm hứng về bữa ăn, những hình ảnh bắt mắt về những món ăn được trang trí cầu kỳ, hay những công thức chế biến mới mẻ khiến giới trẻ thích thú. Người dùng dễ bị thu hút sự chú ý bởi những bài đăng này và bị thôi thúc để thử những xu hướng ăn uống.

Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng mạng xã hội có thể đang thay đổi mối quan hệ của chúng ta với thực phẩm (Timothy, 2022). Một nghiên cứu dự đoán rằng những người trẻ tuổi tiếp xúc với hoạt động tiếp thị thực phẩm khoảng 30-189 lần mỗi tuần trên mạng xã hội, thức ăn nhanh và đồ ăn có lượng đường cao được hiển thị phổ biến nhất (Sodexo UK, 2023). Với tần suất xuất hiện dày đặc của quảng cáo, người dùng sẽ có xu hướng nhớ lâu những loại đồ ăn được tiếp thị, họ dễ bị thôi thúc để sử dụng loại thực phẩm đó hoặc tò mò muốn mua thử. 

Tận dụng sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, influencer trên các nền tảng

Tận dụng sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, influencer trên các nền tảng đến thói quen ăn uống của giới trẻ
Nguồn: Internet

KOL, người nổi tiếng và influencers trên mạng xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc định hình xu hướng ăn uống của giới trẻ. Họ là những người được theo dõi nhiều trên mạng xã hội, đặc biệt nổi tiếng trong giới trẻ. Các sản phẩm hay lối sống mà họ quảng bá đều được người hâm mộ quan tâm và “bắt chước” lối sống.

Một ví dụ tiêu biểu: người sáng tạo nội dung Ngọc Khánh Đây - một gương mặt khá nổi tiếng trong cộng đồng Eat Clean (Ăn sạch - Một phong cách ăn kiêng). Ngọc Khánh thường xuyên chia sẻ những công thức, sản phẩm mà chị sử dụng để chế biến những món ăn theo phong cách Eat Clean. Những sản phẩm mà chị quảng cáo trong những buổi phát sóng trực tiếp đều nhận được lượt quan tâm cao, điều này chứng tỏ ảnh hưởng của chị Ngọc Khánh trong việc quảng bá phong cách sống Eat Clean đến cộng đồng.

Xu hướng bình thường hóa đồ ăn thiếu dinh dưỡng trong thói quen ăn uống

Thực trạng về thói quen ăn uống của giới trẻ ngày nay

Hình thức mukbang gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của giưới trẻ
Nguồn: Internet

Giống như hai mặt của một đồng xu, mạng xã hội có thể quảng bá cho lối sống lành mạnh, nhưng nó cũng có thể cổ súy những thực phẩm thiếu dinh dưỡng và độc hại. Hiện nay, người dùng dễ dàng bắt gặp những nội dung quảng cáo hoặc khuyến khích các loại đồ ăn không lành mạnh như cá viên chiên vỉa hè, gà rán, nước có ga.

Đặc biệt, những năm gần đây, hình thức mukbang (chương trình vừa ăn vừa ghi hình) du nhập vào Việt Nam và phổ biến với các bạn trẻ. Để có hiệu ứng âm thanh “đã tai”, những người sáng tạo mukbang thường ăn đồ chiên rán như gà rán, khoai tây rán. Sự kết hợp của âm thanh kích thích và biểu cảm thỏa mãn của nhân vật trong video mukbang dễ khiến người xem thèm những loại đồ ăn trong chương trình đó. 

Nguyên nhân thúc đẩy những hành vi này

Nguyên nhân cho thực trạng này có 2 mục phổ biến nhất là: xu hướng đề xuất của nền tảng sự tăng vọt cảm xúc khi xem mukbang. Đồ ăn là một chuyên mục dễ tiếp cận với nhiều đối tượng, với sự hỗ trợ từ thuật toán đề xuất của nền tảng, người sử dụng mạng xã hội sẽ bị tấn công bởi nguồn thông tin vô hạn về những xu hướng đồ ăn mới.

Quảng cáo cũng có vai trò trong việc lan tỏa những loại đồ ăn không lành mạnh. Các nhãn hàng thường hợp tác với người nổi tiếng để quảng bá đồ ăn thông qua nội dung nhận xét sản phẩm. Điều này đánh trực tiếp vào tâm lý FOMO (tâm lý bỏ lỡ) của người dùng, khiến họ bị thôi thúc để mua sản phẩm cho “hợp mốt”. ( Tham khảo thêm về tâm lý FOMO tại đây  )

Đối với mukbang, các chuyên gia cho biết việc xem video mukbang tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, giải tỏa căng thẳng, giúp tránh cảm giác cô đơn (Thuc Linh, 2023). Sự dễ dàng có được những cảm giác này thông qua video mukbang khiến người dùng dễ lạm dụng nó, lâu ngày sẽ trở nên “nghiện’’ những chương trình này và “bắt chước” những món ăn trong video mukbang. 

Hệ quả

Hệ quả: Tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống ở người dùng.
Nguồn: Internet

Mạng xã hội thường tràn ngập những hình ảnh và bài viết bắt mắt về đồ ăn ngon, thức uống hấp dẫn. Điều này có thể khiến người dùng áp lực và cảm thấy phải tham gia vào cuộc đua săn lùng những món ăn đẹp mắt, độc đáo để chia sẻ lên mạng xã hội. Người dùng có thể cảm thấy không tự tin và biến việc ăn uống trở thành một cuộc đua tương tác.

Ngoài ra, mạng xã hội còn tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống ở người dùng. Các nghiên cứu chỉ ra khi bảng tin của người dùng tràn ngập hình ảnh về cơ thể lý tưởng, họ cảm thấy xấu hổ và sẽ điều chỉnh chế độ ăn kiêng để giảm cân, tăng cân hoặc tăng cơ ở những bộ phận nhất định của cơ thể (Timothy, 2022). Suy nghĩ này dẫn đến chứng rối loạn ăn uống, và điều này thường bị nhầm với việc ăn uống có kỷ luật.

Giải pháp

Để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân, CyberKid đề xuất một số giải pháp như sau cho các bạn trẻ: 

Kết luận

Đối với nhiều người trong chúng ta, mạng xã hội đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta quyết định cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống và thói quen ăn uống của mình.

Để bảo vệ bản thân trước cơn bão thông tin này, bạn hãy ưu tiên những kênh với nội dung lành mạnh và chính thống nhé. Ngoài việc điều chỉnh nguồn cấp nội dung của mình, bạn có thể rời xa màn hình điện thoại khi bạn đang ăn! Thay vì kiểm tra thông báo trong bữa ăn, hãy ưu tiên và thực sự thưởng thức món ăn trước mặt bạn.

Nguồn tham khảo:

  1. Timothy (2022). How Social Media Influences Our Eating Habits. Retrieved from: https://www.afpafitness.com/blog/how-social-media-influences-our-eating-habits 
  2. Sodexo UK (2023). How social media is influencing what young people eat. Retrieved from:   https://uk.sodexo.com/insights/market-trends/education/how-social-media-is-influencing-what-young-people-eat.html#:~:text=Food%20and%20Social%20Media&text=A%20study%20predicts%20that%20young,shown%20(BBC%2C%202021) 
  3. Thục Linh (2023). Vì sao một số người thích xem các “thánh ăn”? Retrieved from:  i-sao-mot-so-nguoi-thich-xem-cac-thanh-an-4581199.html

Vì sao nội dung chẩn đoán sức khỏe trên TikTok tai hại?

Nếu như bạn đã quá quen thuộc với trò đùa về “Bác sĩ Gu Gồ” với câu chuyện: “Tôi chỉ bị đau đầu nhẹ nhưng Google nói tôi bị ung thư” thì ngày nay đã xuất hiện một vị “bác sĩ mới nổi” mang tên TikTok. Các nội dung chẩn đoán về sức khỏe bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đang rất phổ biến trên TikTok do nhu cầu cập nhật thông tin của người dùng.

Những nội dung này thậm chí còn trở thành trào lưu TikTok khi ngày càng có nhiều người sáng tạo nội dung lựa chọn việc chẩn đoán, chia sẻ vấn đề sức khỏe làm nội dung chủ đạo cho kênh của mình. Tuy nhiên, điều này vô tình gây ra một ảnh hưởng tiêu cực bởi tính xác thực của các dạng nội dung. 

Việc “chẩn đoán online” này có gì xấu? Và vì sao chúng ta không tin tưởng tuyệt đối vào nội dung ngắn trên TikTok?

Cơ chế hoạt động của nội dung ngắn trên TikTok

TikTok dựa vào thuật toán đề xuất video nhờ việc thu thập cơ sở dữ liệu người dùng về thói quen và sở thích một cách cá nhân hóa. Nội dung trên nền tảng này đều là nội dung ngắn (short content hay short-formed content). Với mong muốn thu hút sự chú ý, nền tảng sử dụng dạng nội dung này giúp người xem tiếp cận thông tin nhanh, ngắn gọn và không đi vào chi tiết phân tích vấn đề. Điều này vô hình trung khiến người xem dễ hiểu sai về những điều đang được trình bày. (Tham khảo thêm tại bài viết)

Cơ chế hoạt động của nội dung ngắn
Nguồn: Internet

Tại sao chúng ta tin vào nội dung chẩn đoán trên TikTok?

Thống kê toàn cầu của WHO cho thấy 13% dân số thế giới tức hơn 1 tỷ người mắc các vấn đề về rối loạn tâm thần (Mental Health and Substance Use, 2022). Thế nhưng hiện nay có không ít rào cản ngăn họ tiếp nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần mà họ cần.

Sự kỳ thị đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần, thiếu tin tưởng vào các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu và tin rằng vấn đề của họ không đủ nghiêm trọng để cần được giúp đỡ là một số yếu tố khiến thanh niên không tìm kiếm sự giúp đỡ trực tiếp. 

TikTok là nơi trị liệu gần gũi và miễn phí

Chỉ riêng trên TikTok, hashtag #adhd đã có 25 tỷ lượt xem, trong khi #anxiety có 28 tỷ. Hầu hết các video đó không được tạo ra bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Thay vào đó, các người sáng tạo nội dung là “cây nhà lá vườn” – được làm bởi những người không có chuyên môn. Điều này khiến người xem cảm thấy gần gũi, có cảm giác được lắng nghe, chia sẻ. Chính vì vậy, content ngắn về sức khỏe trên nền tảng TikTok như một liều thuốc miễn phí cho các vấn đề tâm lý của chính họ.

Hiệu ứng Barnum (The Barnum Effect)

Hiệu ứng Barnum trong tâm lý học là hiện tượng xảy ra khi các cá nhân tin rằng các mô tả tính cách áp dụng riêng cho họ (hơn là cho những người khác), mặc dù thực tế là mô tả thực sự chứa đầy thông tin áp dụng cho tất cả mọi người. Hiệu ứng này có nghĩa là mọi người dễ cả tin vì họ nghĩ rằng thông tin chỉ là về họ trong khi thực tế thông tin đó là chung chung (Vohs, 2016).

Trong trường hợp chẩn đoán sai trên TikTok sẽ dễ tạo ra hiệu ứng Barnum đánh vào tâm lý người dùng khiến họ càng tin vào lời khẳng định bệnh lý đó đang ứng với tình trạng hiện tại của mình.

Hiệu ứng Barnum giải thích về tâm lý người dùng khi xem nội dung chẩn đoán
Nguồn: Internet

Sự sai lệch trong nội dung chẩn đoán và hệ lụy của nó

Gây hoang mang và tạo bệnh lý giả

Những nội dung ngắn trên nền tảng này sẽ yêu cầu người xem đánh giá xem họ có đang gặp phải các triệu chứng tương tự hay không. Một số thậm chí có thể khẳng định: "Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn có thể bị trầm cảm nặng."

Sau khi xem một số video có nội dung tương tự, người xem có thể tin rằng họ cũng mắc chứng trầm cảm và tự chẩn đoán mà không hề hỏi ý kiến ​​chuyên gia. Các nội dung như vậy sẽ liên tục xuất hiện và thổi vào tâm trí người xem về nhận thức sức khỏe tâm lý của họ, gây hoang mang hay thậm chí tạo ra bệnh lý giả cho người xem.

Gây nguy hiểm cho sức khỏe tinh thần và thể chất

Mặc dù những video này có thể nâng cao nhận thức và giúp định hướng các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng việc tự chẩn đoán có thể gây nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Hai rủi ro chính là chẩn đoán sai và điều trị sai.

Trong trường hợp trên: người xem có thể mắc chứng trầm cảm, nhưng cũng có thể chỉ là trường hợp lo lắng, áp lực trước những thử thách trong cuộc sống, hoặc có thể họ đang mắc một bệnh nội khoa nào đó như bệnh tim góp phần gây ra các triệu chứng của họ.

Các hội chứng tâm lý người dùng gặp phải khi xem các nội dung chẩn đoán
Nguồn: Internet

Nhưng một phần khiến cho việc chẩn đoán trở nên phức tạp là cùng một chứng rối loạn có thể biểu hiện rất khác nhau ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn — nói cách khác, cùng một danh sách các triệu chứng không áp dụng cho mọi nhóm tuổi. 

Mitch Prinstein, giám đốc khoa học của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho biết chúng ta khó tự nhận thức được một số triệu chứng nhất định, và những triệu chứng này thực sự phải được quan sát bởi các kiểm tra đánh giá khách quan bởi các chuyên viên y tế, nhà trị liệu.

Rủi ro trong việc lựa chọn phác đồ điều trị

Từ việc chẩn đoán sai dẫn đến rủi ro trong việc lựa chọn sai phác đồ điều trị, người xem sau đó có thể cố gắng tự điều trị bằng thuốc không kê đơn hoặc các phương pháp khác có thể làm phức tạp thêm tình trạng thực tế chưa được chẩn đoán của họ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất nếu sử dụng điều trị hóa dược hay sức khỏe tinh thần khi tiếp tục “ngộ nhận” về tình trạng của bản thân. Từ đó tác động xấu đến chức năng thần kinh và sức khỏe thể chất của người dùng.

Giải pháp: Tin tưởng các chuyên gia

Giải pháp cho nội dung chẩn đoán bệnh: Tin tưởng chuyên gia
Nguồn: Internet

Nội dung ngắn về chẩn đoán sức khỏe trên nền tảng TikTok không phải lúc nào cũng đúng với tình trạng sức khỏe của tất cả mọi người, thậm chí nếu chẩn đoán sai còn có thể gây nguy hại đến sức khỏe của chính bạn. Nếu bạn cảm thấy bản thân gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, bất kể mức độ nghiêm trọng, điều tốt nhất nên làm là tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực để được hỗ trợ chẩn đoán. 

Tuy nhiên, các phân tích trên không có nghĩa là TikTok không mang lại một số lợi ích cho cuộc thảo luận tổng thể về sức khỏe tâm thần. Trong những tháng gần đây, TikTok đã ra mắt các tài nguyên về sức khỏe tâm thần trong ứng dụng cho người dùng.

Mặc dù các tài nguyên này không nên thay thế việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp, nhưng chúng mang lại giá trị trong việc truyền bá nhận thức về sức khỏe tâm thần và bắt đầu cuộc trò chuyện về sức khỏe tâm thần của chính bạn. Hãy thận trọng khi tiếp nhận các nguồn thông tin để có một trải nghiệm mạng xã hội hữu ích, lành mạnh và vui vẻ bạn nhé!

Chúng ta có thật sự học được điều gì từ #LearnOnTikTok ?

Sự phát triển nhanh chóng của TikTok kéo theo những nội dung trên nền tảng này cũng được đa dạng hoá với nhiều xu hướng tiếp cận mới. Bên cạnh các trend đình đám còn có những nội dung như mẹo vặt, các kiến thức học tập hay kỹ năng trong cuộc sống. Nhiều người trẻ có thói quen lưu lại vì sợ bỏ lỡ thông tin hữu ích. Nhưng liệu bạn có thể ghi nhớ những kiến thức trong video #LearnOnTikTok đã lưu khoảng bao nhiêu phần trăm?

TikTok đã mang đến "vũ trụ kiến thức" hữu ích và đa chiều cho người dùng thông qua những video như thế nào?

TikTok “gây thương nhớ” cho người dùng nhờ vào chiến dịch #LearnOnTikTok
Nguồn: Internet

Từ khi TikTok xuất hiện và các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram cho ra mắt tính năng Reels, Shorts…, sự phổ biến của các dạng nội dung ngắn như vậy trong giới trẻ lại càng được gia tăng. Cùng với tính chất “ngắn” và nguồn nội dung đa dạng, vô tận, các nền tảng này níu chân người dùng khiến họ không thể dứt ra. Xem thêm thông tin tại đây  

Bên cạnh đó, TikTok từng “gây thương nhớ” cho người dùng nhờ vào chiến dịch #LearnOnTikTok - khi các nhà sáng tạo nội dung tiếp cận người dùng bằng cách trẻ hoá nội dung giáo dục thành các câu chuyện, thậm chí ảnh memes, khiến những kiến thức này trở nên dễ hiểu, thu hút, đặc biệt là đối với giới trẻ. Dù mới ra mắt vào tháng 8/2020, chiến dịch này đã đạt được cột mốc hơn 9,4 triệu video329 tỷ lượt xem, theo số liệu từ chương trình Kỷ niệm 2 năm #LearnOnTiktok của TikTok vào tháng 9/2022. ( TikTok, 2022)

Con số ấn tượng này đã chứng minh độ phủ sóng và thu hút của chiến dịch #LearnOnTikTok với người dùng mạnh mẽ như thế nào. Bên cạnh đó, các nội dung #LearnOnTikTok có độ tiếp cận cao một phần là do sự bổ ích và tiện lợi của chúng.

Thay vì phải xem một video dài trên Youtube, giờ đây chúng ta có thể tiếp thu kiến thức thông qua nhiều video ngắn một cách nhanh chóng, “học mà chơi, chơi mà học”, vừa tiết kiệm thời gian, vừa nâng cao năng suất lại không hề nhàm chán, khô khan!

Giới trẻ ngày nay "học bài" qua #LearnOnTikTok như thế nào?

Nhiều bạn trẻ đang dần hình thành thói quen lưu lại những video truyền tải kiến thức như trên vì sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ những mẹo vặt bổ ích. Nhưng liệu bạn có thể ghi nhớ được bao nhiêu phần trăm những thông tin trong video đã từng xem?

Và sẽ thật trớ trêu nếu bỗng dưng bạn đồng nghiệp hỏi bạn: “Làm thế nào để tạo số tự động trong Google Sheet?”, trong khi bạn nhớ là mình đã từng xem được mẹo này trên #LearnOnTikTok nhưng lại không thể nhớ cụ thể thao tác đó như thế nào. Tối đó, bạn ngậm ngùi “mò lại” video đã lưu và tiếc nuối vì đã không giúp được bạn đồng nghiệp. 

Dù biết rằng bản thân sẽ không xem lại ảnh chụp màn hình, hay các video đã lưu, nhưng tại sao chúng ta lại luôn “ném” hết chúng vào mục lưu trữ? Lý do chẳng phải đến từ sự bổ ích và cần thiết của những kiến thức #LearnOnTikTok đem lại trong cuộc sống của chúng ta hay sao? Sự tiện lợi đó giống như chiếc túi thần kỳ của mèo máy Doraemon, khi nào cần áp dụng kiến thức bổ ích bạn có thể “order” ngay. 

Tại sao chúng ta thường mau quên những gì đã xem ở #LearnOnTikTok?

Cách bộ não chúng ta ghi nhớ thông tin

Cách ghi nhớ thong tin trên #LearnOnTikTok thông qua mô hình ghi nhớ (Atkinson & Shiffrin, 1968)
Nguồn: mrsharrispsychology

Giống như khi đang giải bài toán mà quên công thức, bạn hoàn toàn có thể giở sách xem lại. Việc lưu các video trên TikTok để học cũng như vậy, khi nào cần đến chúng có thể “order” được ngay. Nhưng nếu để bạn tự xoay sở mà không có sự hỗ trợ từ “anh bạn” TikTok bên cạnh, liệu bạn có khả năng ghi nhớ một cách trơn tru không?

Trước hết, phải cùng nhìn lại cách bộ não chúng ta thực sự ghi nhớ. Mô hình ghi nhớ (Atkinson & Shiffrin, 1968) đã chỉ ra cách các ký ức được truyền và lưu trữ như thế nào?

Theo mô hình này, trí nhớ là một hệ thống xử lý thông tin được tạo thành từ 3 bộ phận:

Kiến thức khi xem những video #LearnOnTikTok bị lãng quên trong quá trình ghi nhớ

Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin đều được đi qua cả ba kho lưu trữ này. Hầu hết nó sẽ bị lãng quên ở đâu đó trong quá trình chúng ta ghi nhớ. Trong nghiên cứu về quá trình kiểm soát của trí nhớ ngắn hạn (Atkinson & Shiffrin,1971), bộ não con người chỉ có thể lưu trữ những ký ức ngắn hạn trong khoảng 30 giây. Vì vậy, nếu bạn muốn ghi nhớ bất cứ điều gì hay thông tin gì quan trọng, chúng cần được chuyển vào bộ nhớ dài hạn.

Điều này có nghĩa là bạn phải thường xuyên nhắc đi nhắc lại và thường xuyên thực hành, “tập dượt” thông tin đó. Tương tự như khi đi trên một con phố, ban đầu có thể bạn không nhớ hết mọi ngóc ngách, nhưng càng đi thường xuyên trên con phố này, nó càng trở nên quen thuộc và càng dễ dàng đi qua.

Đặt trong bối cảnh chúng ta lưu lại các video trên TikTok với mục đích để học chỉ dừng lại ở kho lưu trữ thứ 2, nghĩa là chỉ lưu lại ở bộ nhớ ngắn hạn. Chúng ta lưu lại và “vứt xó” chúng rất lâu ở mục lưu trữ mà không thường xuyên xem lại, không bắt tay vào thực hành cho đến khi nhuần nhuyễn. Theo thời gian, kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên, hoặc chúng ta chỉ nhớ loáng thoáng, qua loa mà không hiểu tường tận, gốc rễ. Như vậy chúng ta đang không thực sự khai thác thông tin từ TikTok cho mục đích học tập một cách hiệu quả và tối ưu. 

Vậy làm thế nào để ghi nhớ thông tin khi xem một cách tối ưu nhất

Trước hết, chúng ta cần phải chọn lọc và xác định thông tin nào cần thiết ghi nhớ. 

Vì khối lượng thông tin mà chúng ta tiếp cận trong cuộc sống nói chung và trên #LearnOnTikTok nói riêng là vô hạn mà não bộ của chúng ta có giới hạn. Nếu không có kỹ năng chọn lọc để tìm ra nội dung nào thực sự phù hợp, có ích cho bản thân, bạn dễ rơi vào trạng thái “bội thực thông tin” vì mỗi thứ biết một ít. 

Ghi nhớ hiệu quả bằng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced repetition)

 “Đường cong quên” đã mô tả sự suy giảm khả năng lưu giữ trí nhớ của não bộ theo thời gian
Nguồn: Petramayerconsulting

Tạp chí của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (John et al.,2013) đã chỉ ra rằng việc thực hành kiểm tra và phân tán, còn được gọi là lặp lại cách quãngthu hồi tích cực, sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ ở mức độ cao nhất. Sự lặp lại cách quãng dựa trên “đường cong quên” (Hermann,1880) đã mô tả sự suy giảm khả năng lưu giữ trí nhớ của não bộ theo thời gian. Trong nghiên cứu khám phá “đường cong quên” này, Hermann đã phát hiện ra rằng khả năng chúng ta có thể nhớ lại điều gì đó sau khi xem sẽ bị giảm theo thời gian. Cụ thể: 

Nhưng tin vui là chúng ta có thể tái hiện lại thông tin bằng cách tự hỏi lại mình về chủ đề đó trong các khoảng thời gian khác nhau. Mỗi khi chúng ta cố gắng nhớ lại, chúng ta sẽ lưu giữ thông tin tốt hơn và "đường cong quên" sẽ phẳng hơn. Lưu ý rằng các khoảng thời gian kiểm tra phải tăng dần theo thời gian, ví dụ sau 2 ngày, sau 7 ngày, sau 10 ngày… Đây là lý do tại sao học nhồi nhét là một phương pháp rất kém hiệu quả, dẫn đến hiệu quả ngắn hạn nhưng không cải thiện được trí nhớ dài hạn.

Kết luận

Sau khi đọc xong bài viết của CyberKid, liệu bạn có thể tự trả lời được câu hỏi đang bỏ ngỏ ở trên tiêu đề. Liệu rằng chúng ta có đang thực sự khai thác thông tin từ TikTok cho mục đích học tập một cách hiệu quả và tối ưu hay không? Ngày hôm nay được CyberKid mách bạn phương pháp “học bài” trên TikTok nhớ lâu, hiệu quả rồi, đừng để những thông tin bổ ích đó chỉ nằm trong mục lưu trữ của điện thoại mà hãy di chuyển chúng vào “ngăn kéo” lưu trữ trong trí nhớ của bạn nhé!

Nguồn tài liệu:

  1. Atkinson, R. C., & Shiffrin, R. M. (1968). Human memory: A proposed system and its control processes. In K. Spence (Ed.), The psychology of learning and motivation (Vol. 2, pp. 89–195). Oxford, England: Academic Press.   
  2. K. A. Dunlosky, E. J. Rawson, E. J. Marsh, M. J. Nathan, D. T. Willingham (2013). Improving Students' Learning With Effective Learning Techniques: Promising Directions From Cognitive and Educational Psychology, 4-58. Retrieved 14/1/2013 from: A Journal Of The American Psychological Society 
  3. Atkinson, R. C., & Shiffrin, R. M. (1971). The control processes of short-term memory. Institute for Mathematical Studies in the Social Sciences, Stanford University.
  4. Ebbinghaus H. (1880). Urmanuskript "Ueber das Gedächtnis". Passau: Passavia Universitätsverlag.
  5. TikTok. (2022). Chiến dịch #LearnOnTikTok kỷ niệm 2 năm, tiếp nối hành trình lan toả kiến thức đến cộng đồng. Retrieved from: https://newsroom.tiktok.com/vi-vn/ki-niem-2-nam-learnontiktok 
  6. Saul Mcleod, PhD. (2023). Multi-Store Memory Model: Atkinson And Shiffrin. Simply Psychology. Retrieved form: https://www.simplypsychology.org/multi-store.html 
  7. Saul Mcleod, PhD. (2023). Short-Term Memory | Facts, Types, Duration & Capacity. Simply Psychology. Retrieved form: https://www.simplypsychology.org/short-term-memory.html

Thiết kế hành vi: Cách mạng xã hội được thiết kế để gây nghiện

Theo một số liệu của Earthweb, có khoảng 4.2 tỷ người dùng mạng xã hội, tương đương với 55% dân số thế giới (Wise, J, 2023). Đây là những con số biết nói về sự phổ biến của mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại, gây ra những nỗi lo về tình trạng nghiện mạng xã hội. Để có được con số này, những “gã khổng lồ” công nghệ đang chạy đua trong việc phát triển thiết kế hành vi để tối đa hóa thời gian sử dụng của người dùng, hay nói cách khác, để “trói chân” người dùng trong ứng dụng của họ.

Cách mạng xã hội được thiết kế để gây nghiện

Thiết kế hành vi

Thiết kế hành vi là một thuật ngữ được dùng để mô tả việc ứng dụng thiết kế để ảnh hưởng hoặc định hình hành vi của con người. (Groenewegen, A, 2021

Sự điều chỉnh hành vi không hẳn là một điều xấu, một số chức năng của ứng dụng đã giúp con người trở nên năng suất hơn. Tuy nhiên, các ông lớn mạng xã hội có thể lợi dụng thiết kế hành vi để khiến ứng dụng gây nghiện, bất chấp sức khỏe tinh thần và thể chất của người dùng. Lý do cho sự lợi dụng này rất đơn giản: càng nhiều người dùng thì lợi nhuận càng cao. 

Vậy một ứng dụng gây nghiện được thiết kế như thế nào?

Đầu tiên, mô hình thiết kế hành vi của Fogg đã chỉ ra rằng để một người làm một hành động bất kỳ, 3 yếu tố sau phải được đáp ứng: (Valdellon, L., & Valdellon, L, 2023, January 13)  

Mô hình thiết kế hành vi
Nguồn: Internet
  1. Động lực: Họ phải muốn làm điều đó. 
  2. Tính khả thi: Họ phải làm được điều đó.
  3. Sự hấp dẫn/Kích hoạt: Họ phải bị thôi thúc để làm điều đó. 

Động lực là mong muốn và cảm xúc thầm kín của người dùng (như cô đơn hoặc buồn chán). Trong khi đó, sự hấp dẫn (kích hoạt) là lời kêu gọi hành động để giải quyết những cảm xúc đó. Ví dụ, điện thoại rung hoặc màn hình sáng khi có tin nhắn mới sẽ để thu hút sự chú ý của bạn, thôi thúc bạn cầm điện thoại để kiểm tra thông báo.

Cuối cùng, tính khả thi đề cập đến mức độ dễ dàng để hành động. Một nhiệm vụ càng đơn giản hoặc một người càng có nhiều động lực thì họ càng có khả năng thực hiện hành động đó hơn. 

Đây là những yếu tố nền tảng để xây dựng ứng dụng gây nghiện, vậy những ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram hay Tiktok đã tích hợp lý thuyết này vào ứng dụng của họ như thế nào?

Các chiến lược thiết kế app mạng xã hội để gây nghiện

Tính năng lướt vô hạn

Tính năng lướt vô hạn là một công cụ hữu hiệu để trói chân người dùng sử dụng mạng xã hội. Ta có thể bắt gặp tính năng này ở các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Tiktok, Instagram

Giống như một bữa tiệc buffet, luồng nội dung vô tận sẽ khiến bạn không thể ngừng lướt bảng tin. Tuy nhiên, thực khách chỉ ở lại nhà hàng nếu họ thích những món ăn đó, nguồn cấp nội dung vô hạn chỉ phát huy tác dụng nếu bạn thực sự thích những nội dung đó. Vậy nên hầu hết ứng dụng mạng xã hội đều kết hợp tính năng này với thuật toán đề xuất - một cơ chế để tối ưu hóa nội dung sao cho liên quan tới sở thích của bạn nhiều nhất có thể. (Valdellon, L., & Valdellon, L., 2023, January 13).

Tính năng thông báo

Thiết kế hành vi: tính năng thông báo gây nghiện
Nguồn: Internet

Nếu một người tải một ứng dụng thì họ có động lực sử dụng và mong nhận được lợi ích cụ thể từ ứng dụng đó. Nhưng họ vẫn cần dấu hiệu để nhận biết được những lợi ích của ứng dụng. 

Vì vậy mà email và thông báo đẩy là yếu tố kích hoạt sự chú ý hiệu quả cho các nhà phát triển ứng dụng. Ví dụ như khi một người thích bài đăng Facebook của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo ngay lập tức thông qua tiếng chuông, màn hình sáng lên, tiếng rung,... 

Các yếu tố kích hoạt này hoạt động hiệu quả vì 2 lý do:

  1. Chúng nói lên động lực tải xuống ứng dụng của người dùng. 
  2. Chúng khơi dậy sự tò mò bằng phần thưởng.

Tạo nỗi lo bỏ lỡ (Fear of Missing Out)

FOMO là gì?

FOMO (Fear of Missing Out) là cảm giác sợ bỏ lỡ hoặc bị bỏ rơi khỏi các hoạt động xã hội. Nó là một trong những cảm xúc được lợi dụng bởi các nền tảng mạng xã hội để thu hút người dùng và tăng độ tương tác trên nền tảng của họ.

thiết kế hành vi: fomo
Nguồn: Internet

Cách FOMO ảnh hưởng tâm lý người dùng

  1. Tạo ra cảm giác sợ bỏ lỡ thông qua các thông báo, thông tin về sự kiện hoặc cập nhật mới nhất. Những thông báo này có thể xuất hiện trên trang chủ, trong hộp thư đến hoặc trên trang cá nhân của người dùng.
  2. Tạo ra sự cạnh tranh thông qua các tính năng như điểm số, huy chương và thứ hạng. Những tính năng này có thể khuyến khích người dùng cạnh tranh với nhau để đạt được thứ hạng cao nhất hoặc nhận được nhiều huy chương hơn, tạo ra sự thú vị và cảm giác sợ bỏ lỡ, ví dụ như huy hiệu “Fan cứng” trên Facebook. 
  3. Sử dụng tính năng "Stories". Stories là một tính năng cho phép người dùng chia sẻ các tấm ảnh và video tạm thời trên trang cá nhân của họ, và chúng được xóa sau một thời gian ngắn. Đặc điểm này khiến người dùng lo sợ việc bị bỏ lỡ mất stories và thôi thúc họ xem stories ngay lập tức, và quay lại thường xuyên để xem các bài viết/stories mới nhất.

Chiến lược “game hóa” (gamification)

Với đặc điểm vui nhộn, giải trí và kết quả luôn thay đổi, trò chơi là một yếu tố đang được tận dụng triệt để bởi các mạng xã hội. 

thiết kế hành vi: gamification
Nguồn: Internet

Cụ thể, Facebook đang sử dụng các thẻ (badge) để đánh dấu các thành tựu của người dùng, chẳng hạn như kỷ niệm của ngày gia nhập Facebook, kỷ niệm sinh nhật và các hoạt động khác. Các thẻ này có thể được chia sẻ với bạn bè và đóng vai trò như một hình thức xác nhận.

Các cuộc thi và thử thách cũng là một dạng game hóa phổ biến. TikTok sử dụng các cuộc thi và thử thách để khuyến khích người dùng tham gia, trong đó, dễ thấy nhất là các thử thách nhảy. Các cuộc thi và thử thách này có thể liên quan đến chủ đề của một sự kiện hoặc một sản phẩm cụ thể và thường được kết hợp với các giải thưởng hoặc thẻ.Chiến lược game hóa đã lấy sự vui nhộn và mong muốn được giải trí của người dùng làm “cần câu tương tác”.

Bên cạnh đó, chiến lược game hóa khai thác cảm xúc của người chơi thông qua cảm giác thành tựu. Ví dụ với thử thách nhảy của Tiktok, các động tác nhảy được đơn giản hóa và khiến người dùng có động lực tham gia hơn. Người dùng sẽ cảm thấy hứng thú với việc nhảy và tham gia các thử thách nhảy sau này.

Tác động của thiết kế này đến thói quen sử dụng mạng xã hội của người dùng

Bản chất thiết kế hành vi không hề xấu, tuy nhiên, việc các nhà phát triển mạng xã hội lợi dụng nó để tối đa hóa thời gian sử dụng ứng dụng đã gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe tinh thần của người sử dụng. 

Cách các thuật toán của mạng xã hội điều khiển hành vi người dùng

Các nền tảng mạng xã hội sử dụng các thuật toán để tối ưu hóa sự tham gia của người dùng, dẫn đến sự lạm dụng và lệ thuộc vào mạng xã hội. Người dùng có thể có cảm giác bồn chồn hoặc lo âu khi không được dùng mạng xã hội trong thời gian dài, hoặc khó có thể rời xa mạng xã hội vì sợ bỏ lỡ thông tin. 

Ảnh hưởng của thiết kế hành vi

Bên cạnh đó, các tính năng như "thích" hoặc "chia sẻ" trên các bài đăng có thể gây ra sự cạnh tranh về lượng tương tác, khiến người dùng áp lực hơn khi chia sẻ cảm xúc và cảm giác thiếu tự tin khi không đạt được nhiều tương tác. Tình trạng này nếu kéo dài cũng có thể dẫn đến cảm giác cô đơn hoặc lạc lõng khi không thể có được sự kết nối với những người khác qua mạng xã hội.

Thiết kế hành vi: thích và chia sẻ
Nguồn: Internet

Thiết kế hành vi cũng tạo nhiều cơ hội hơn để thông tin tiêu cực phổ biến, khiến tâm trạng và cảm xúc của người dùng bị ảnh hưởng xấu. Ví dụ, nếu người dùng liên tiếp tương tác với những nội dung buồn hoặc chứa yếu tố bạo lực, thuật toán của nền tảng sẽ liên tục đẩy những nội dung tương tự trên bảng tin của người dùng, khiến cho họ bị “bao vây” bởi những nội dung tiêu cực, lâu dài sẽ ảnh hưởng tâm trạng của họ. 

Ngoài ra, các thông báo có tiếng hoặc rung gây ra sự gián đoạn và mất tập trung, góp phần gây nên những bệnh tâm lý như lo âu và giảm năng suất của người dùng.(Glick, M, 2022

 Kết luận

Mạng xã hội vẫn là nền tảng quan trọng để người dùng kết nối và cập nhật thông tin. Vì vậy, người dùng cần tỉnh táo để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình trước “ma trận gây nghiện” của mạng xã hội. 

Người dùng mạng xã hội có thể tham khảo một số cách để quản lý ảnh hưởng của mạng xã hội

  1. Báo cáo, chặn kênh nội dung độc hại và tích cực tương tác với kênh nội dung tích cực: 
  2. Quản lý thông báo ứng dụng
  3. Quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội thông qua phần mềm của điện thoại.

CyberKid mong rằng bài viết sẽ giúp người trẻ nhận thức mánh khóe của mạng xã hội và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Quá liều dopamine khi sử dụng mạng xã hội giải trí

Bạn có nhớ những ngày xa xưa khi trẻ em có thể ngồi xem TV cả ngày, người trẻ say sưa xem những video Youtube dài cả tiếng? Vậy mà bây giờ không ít người phải vật lộn với việc tập trung đọc vài trang sách, luôn chỉnh tốc độ phát video nhanh gấp đôi. Đặc biệt từ khi TikTok xuất hiện và các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram cho ra mắt tính năng Reels, Shorts…, sự phổ biến của các dạng nội dung ngắn như vậy trong giới trẻ lại càng được gia tăng.

Nội dung ngắn (short content hay short-form content) là hình thức truyền tải thông tin gói gọn trong dung lượng và thời lượng ngắn, có thể được thể hiện dưới dạng văn bản, ảnh hoặc video. Cùng với tính chất “ngắn” và nguồn nội dung vô tận, các nền tảng này níu chân người dùng khiến họ không thể dứt ra, tiếp tục lặp lại hành động “lướt” và ngày càng trở nên nghiện mạng xã hội hơn. Vậy tại sao nhiều người lại dễ dàng rơi vào trạng thái nghiện khi sử dụng mạng xã hội giải trí, đặc biệt là khi xem những nội dung ngắn? Câu trả lời nằm ở việc cơ chế hoạt động của những nội dung này  đã kích thích não bộ tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh, được gọi là dopamine.

Dopamine và cơ chế hoạt động

Dopamine và Cơ chế hoạt động
Nguồn: Internet

Dopamine là gì?

Dopamine là một hóa chất hữu cơ vừa là hoóc môn và cũng là chất dẫn truyền thần kinh, đồng thời đóng một số vai trò quan trọng trong não và cơ thể. Trong não, dopamine hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh - một chất hóa học do nơron giải phóng để gửi tín hiệu đến các tế bào thần kinh khác.

Cơ chế hoạt động

Theo một bài nghiên cứu có tên: '' Dissecting components of reward: ‘liking’, ‘wanting’, and learning '' cho thấy bộ não bao gồm một số đường dẫn truyền dopamine khác biệt, một trong số đó đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy khen thưởng (Berridge, K. C; Robinson, T. E; Aldridge, J. W (2009)). Ví dụ bạn thích uống cà phê, mỗi lần ngửi thấy mùi cà phê khiến bạn có cảm giác mãnh liệt, mong muốn mua ngay một cốc cà phê để thỏa mãn sự thèm muốn, từ sự thỏa mãn đó tạo nên cảm xúc vui vẻ cho bản thân. 

Một khi mất kiểm soát, ta sẽ lặp đi lặp lại những hoạt động này và biến chúng thành hành vi cưỡng chế trong vô thức. Điển hình cho trường hợp này là hành vi nghiện mạng xã hội: không thể dừng việc lướt mạng xã hội, liên tục  kiểm tra thông báo. Hành vi này tồn tại do cảm giác “đói dopamine” và việc lặp lại hành vi đó là cách cơ thể tự đánh lừa bản thân để tạo ra cảm giác hưng phấn.

Tại sao dopamine khiến content ngắn trở nên hấp dẫn? 

Hiện tượng ''đói Dopamine''
Nguồn: Internet

“Xem nốt video TikTok này rồi ngủ!” Chắc hẳn trong chúng ta không ít người từng tự nhủ bản thân như vậy khi nằm trên giường lướt điện thoại lúc 1h sáng. Vậy tại sao biết là không tốt nhưng chúng ta không thể ngừng? Đây chính là biểu hiện của cảm giác “đói dopamine” mà trong đó nội dung ngắn chính là thức ăn ngon. Nội dung ngắn thúc đẩy sản sinh dopamine với hai yếu tố chính: TỐC ĐỘ NHANH DỄ TIẾP CẬN.

Mỗi khi xem hết một video, não bộ lại tiết ra dopamine gây cảm xúc vui vẻ, coi việc hoàn thành một video là phần thưởng. Cứ như vậy, chúng ta không ngừng lặp lại hành vi để nhận được “phần thưởng” đó. Nội dung ngắn trên nền tảng này càng dễ dàng kích thích não bộ với thời lượng dưới 3 phút hay thậm chí chỉ vài chục giây. Video nhanh và ngắn tạo cảm giác thiếu thốn, khiến ta cần phải xem lại và xem nhiều hơn nữa.

Việc xem xong một video với thời lượng ngắn khiến não bộ đánh lừa rằng chúng ta vừa hoàn thành xong một nhiệm vụ, cho cảm giác vui vẻ, hưng phấn và phần thưởng là một video ngắn khác. Vô hình trung thôi thúc người dùng không ngừng xem các video tiếp theo. Bên cạnh đó, các nền tảng này được xây dựng dựa trên nội dung đăng tải của những người dùng liên quan giúp người xem dễ dàng tiếp cận nguồn nội dung vô tận và càng kích thích người xem ở lại ứng dụng. 

Kết luận

Các nền tảng mạng xã hội không ngừng thay đổi để đạt được mục đích lợi nhuận của họ bằng các thuật toán mới, hình thức trải nghiệm nền tảng mới. Điều này tạo nên các tác động không nhỏ tới người dùng bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Nội dung ngắn là một trong số đó. Dạng nội dung này tiềm ẩn không ít tác hại về mặt thể chất lẫn tinh thần, thúc đẩy "vòng xoáy dopamine” cho người dùng cảm giác “hưng phấn ảo”, từ đó không ngừng xem các nội dung tương tự và dần mất khả năng kiểm soát hành vi.

Để tránh được tình trạng này, người dùng cần có ý thức giới hạn hành vi trong việc sử dụng mạng xã hội giải trí để tránh được những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của chính bản thân mình.

Nguồn tài liệu :

1. Why you can't stop scrolling: The psychology behind TikTok. Blue Tick Social. (n.d.). Retrieved April 15, 2023, from https://www.blueticksocial.com/blog/why-you-cant-stop-scrolling-the-psychology-behind-tiktok

2. Berridge, K. C., Robinson, T. E., & Aldridge, J. W. (2009). Dissecting components of reward: ‘liking’, ‘wanting’, and learning. Current Opinion in Pharmacology, 9(1), 65–73. https://doi.org/10.1016/j.coph.2008.12.014

3. Berridge, K. C. (2007). The debate over dopamine’s role in reward: the case for incentive salience. Psychopharmacology, 191(3), 391–431. https://doi.org/10.1007/s00213-006-0578-x

Sự tập trung lâu bị đánh cắp do nghiện mạng xã hội?

Thói quen xem những video có nội dung ngắn cùng những “phần thưởngdopamine khi lướt mạng xã hội đã khiến chúng ta dần trở thành những “con nghiện” mạng xã hội. Đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định nghiện mạng xã hội sẽ đánh mất đi sự tập trung nhưng chắc chắn chúng ta sẽ khó lấy lại được dòng suy nghĩ và sự tập trung như cũ khi đã bị phân tâm bởi mạng xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến sự mất tập trung khi dùng mạng xã hội

Thói quen không ngừng lướt mạng xã hội

Hành động hàng ngày trong cuộc sống khi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài sẽ hình thành nên thói quen. Cơ chế hình thành thói quen được đưa ra trong cuốn sách Atomic Habits (James Clear, 2018).

Ông cho rằng cách chúng ta hình thành một thói quen trong cuộc sống đi qua bốn giai đoạn như sau: Cue (Tín hiệu bắt đầu) - Craving (khao khát) - Routine (Quá trình hình thành) - Reward (kết quả đạt được). Chúng ta có một ví dụ nhỏ như sau để hiểu rõ về nó: Khi làm việc mệt mỏi, bạn muốn giải trí bằng cách tìm đến những video ngắn trên tiktok vì bạn cho rằng khi xem những nội dung này, các tế bào thần kinh không phải xử lý quá nhiều thông tin. Cuối cùng, bạn thấy thỏa mãn vì được giải tỏa căng thẳng và cứ thế không ngừng lướt. 

bốn yếu tố hình thành thói quen gây nên nghiện mạng xã hội
Nguồn: Internet

Trong ví dụ trên, ta có thể thấy 4 yếu tố trong cách hình thành thói quen như sau:

Mất bao lâu để thói quen này được hình thành?

Một số nguồn tài liệu cho rằng con người cần 21-28 ngày để hình thành một thói quen mới. Tuy nhiên, không có bằng chứng chắc chắn cho những con số đó. Sự khẳng định rằng thói quen được hình thành trong 21 ngày đến từ cuốn sách mang tên Psycho-Cybernetics (Maxwell Maltz, 1960).

Ông thấy rằng những người cụt chân/tay cần khoảng 21 ngày để quen với việc mất 1 chi. Tương tự, con người cần 21 ngày để điều chỉnh, thích nghi với 1 vài thay đổi trong cuộc sống. Tuy nhiên, thói quen là một hành trình và sự thích nghi của mỗi người là khác nhau, con số 21 có thể là con số tham khảo, không thể là mẫu số chung cho tất cả các trường hợp. 

Thói quen tìm đến những video ngắn khi làm việc căng thẳng được bộ não của chúng ta ghi nhớ. Ban đầu, não của chúng ta chỉ tiếp nhận nội dung ngắn, không đòi hỏi sự kiên trì hay tập trung để xâu chuỗi thông tin. Dần dần, khi phải tiếp cận với những dạng thông tin dài, như đọc một cuốn sách, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, mất kiên nhẫn và nhanh chóng bỏ cuộc.

Đó là lý do vì sao nhiều người phải tăng tốc độ cho những video dài 2-3 tiếng, thích xem những video review phim, review mỹ phẩm chỉ 3-5 phút vì chúng tốn ít năng lượng để “tiêu hoá” hơn rất nhiều.

Vì sao nội dung trên mạng xã hội lại dễ dàng lôi kéo chúng ta ra khỏi deadline?

nghiện mạng xã hội gây xao nhãng
Nguồn: Internet

Khi bạn đang hoàn thành bài tập theo đúng tiến độ bỗng dưng thông báo từ điện thoại xuất hiện, đó có thể là thông báo tin nhắn hội bạn đang bàn tán chủ đề nào đó, thông báo Instagram khi người nổi tiếng mà bạn theo dõi đang livestream.

Những cám dỗ của mạng xã hội đã lôi kéo sự chú ý của bạn hướng về chiếc điện thoại, bạn bắt đầu tò mò và bị kích thích bởi những thông báo mới. Dù đã cố gắng duy trì sự tập trung nhưng bạn vẫn sẽ không khỏi bồn chồn vì sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ những cuộc trò chuyện thú vị của đám bạn, sợ mình sẽ trở thành người “tối cổ”.

Và thế là bạn đã bị mạng xã hội "thao túng"

Cảm giác đó đã thôi thúc bạn gạt deadline đang dang dở sang một bên. Cùng lúc đó, những chán nản trong cuộc sống khiến bạn muốn trốn chạy khỏi thực tại, bạn muốn rời xa sự thất vọng vì bị sếp mắng để tìm đến một vũ trụ khác, vũ trụ không có sự tồn tại của hiện thực, không có những deadline căng thẳng. Và thế là chúng ta đã đắm mình vào mạng xã hội và quên mất việc phải tập trung hoàn thành deadline như đúng kế hoạch.

Chắc hẳn lúc kiểm tra thông báo điện thoại bạn đã tự nhủ rằng, chỉ lướt một chút, một chút thôi rồi sẽ quay trở lại tiếp tục công việc với tâm thế mới. Nhưng cứ lướt một video, bạn lại càng muốn xem nhiều video khác nữa và không thể bỏ chiếc điện thoại xuống. Bạn không hiểu tại sao mình lại dễ dàng bị mạng xã hội “thao túng” như vậy?

Bạn đã từng nghe đến dopamine?

Đó là một loại hormone khiến chúng ta vui vẻ, hưng phấn và kích thích chúng ta tiếp tục duy trì một hành động nào đó. Lượng dopamine trong quá trình hình thành thói quen giống như một chiếc bát úp ngược. Khi mới bắt đầu một hoạt động, dopamine tăng lên dần dần, giữ nguyên và sau đó giảm dần.

Một ví dụ trực quan cho mối liên kết này, đó là khi bạn tập thể dục để giảm cân. Sự mới mẻ ban đầu sẽ giải phóng ra một lượng lớn dopamine để não bộ có cảm giác hưng phấn, muốn tập thể dục.

Tuy nhiên theo thời gian các bài tập không thay đổi sẽ không giải phóng thêm dopamine nữa và sự hứng thú giảm dần. Đây chính là lý do khiến một số người hay đi tập gym hoặc chạy bộ để giảm cân nhưng chỉ có thể duy trì thói quen trong vài tuần là bỏ cuộc.

Quá liều dopamine có thể khiến nghiện mạng xã hội
Nguồn: Internet

Cơ chế "thưởng" dopamine của não bộ

Vậy tại sao khác với khi ta tập thể dục để giảm cân, mạng xã hội lại có thể duy trì lượng dopamine của chúng ta trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu từ bỏ? Chúng ta lướt không ngừng và luôn muốn xem tiếp video khác?

Não bộ có xu hướng “thưởng dopamine” khi chúng ta tiếp thu thông tin mới, đặc biệt là khi xem video ngắn (tham khảo bài viết tại đây). Việc liên tiếp xem các video này đồng nghĩa với việc liều dopamine của video trước chưa hết thì liều dopamine tới từ video sau đã ngay lập tức bị kích lên. Điều này khiến bộ não liên tục ở trong trạng thái “phê”.

Vậy nên, mỗi khi chúng ta muốn được thư giãn để tách mình ra khỏi sự mệt mỏi, chúng ta sẽ luôn tìm đến mạng xã hội và những video có tính kích thích mạnh để tìm lại cảm giác “phê” đó. Thói quen ấy khiến chúng ta dần trở thành “con nghiện” mạng xã hội và những video ngắn có đầy “ma lực”.

Tác hại của mất tập trung do nghiện mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sự tập trung như thế nào?

Việc chúng ta liên tục tìm lại cảm giác “phê” mỗi khi muốn được giải tỏa những cảm xúc mệt mỏi hay việc chúng ta nuông chiều sự tò mò nhất thời của bản thân sẽ dẫn đến khả năng tập trung bị giảm sút. Mạng xã hội khiến sự chú ý của bạn sang những thứ không cần thiết. Ví dụ, bạn chỉ muốn lên Tiktok để tìm kiếm công thức nấu ăn nhưng cuối cùng lại bị “cám dỗ bởi hàng loạt các video ăn uống khác. Kết quả là bạn vừa lãng phí thời gian vừa không có thông tin phục vụ cho mục đích tìm công thức nấu ăn ban đầu.

nghiện mạng xã hội gây mất tập trung
Nguồn: Internet

Bạn cần bao lâu để lấy lại sự tập trung?

Sau khi bị phân tâm, chúng ta sẽ khó lấy lại sự tập trung. Đây sẽ không phải vấn đề to tát nếu như bạn đang làm một việc đơn giản như gấp quần áo nhưng nó sẽ là vấn đề rất lớn nếu như bộ não của bạn đang phải giải quyết một vấn đề phức tạp. Bộ não bị phân tán sự tập trung và phải mất một thời gian để trở lại trạng thái như lúc đầu.

Nghiên cứu của Đại học California, Irvine có tên: “The cost of Interrupted Work: More Speed ​​and Stress” (Gloria Mark, 2008) cho thấy rằng bạn mất trung bình 23 phút 15 giây để trở lại đúng hướng sau khi bị gián đoạn.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi chúng ta chỉ bị phân tâm một vài lần trong ngày, thì cũng sẽ lãng phí mất một giờ làm việc. Dần dần, những công việc chưa hoàn thành do bị mất tập trung sẽ tích tụ vào cuối ngày khiến bạn phải thức cả đêm để hoàn thành cho kịp deadline. Kết quả là bạn sẽ trải qua cảm giác mệt mỏi, trì trệ, kém năng suất vào cả ngày hôm sau.

Kết luận

Mạng xã hội cũng giống như một cốc trà sữa full topping, rất ngon và khiến chúng ta vui nhưng thực ra lại không tốt. Vì nuông chiều sự tò mò, sự vui vẻ nhất thời của bản thân mà chúng ta lại dễ dàng sa đà, đắm chìm vào chúng. Sau khi nhận ra được chiến thuật của kẻ đã “thao túng” thành công sự tập trung của chúng ta, liệu bạn có đủ lý trí để vượt qua những cám dỗ đó?

7 ứng dụng của công nghệ IoT trong kỷ nguyên mới

Sự lan rộng của ứng dụng công nghệ IoT có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống, công việc và xã hội loài người trong tương lai.

1. IoT là gì?

IoT là từ khóa luôn được nhắc đến song hành cùng các cuộc tranh luận về chuyển đổi số.

Đọc thêm: Chuyển đổi số - Bước tiến quan trọng song hành cùng sự phát triển của xã hội

IoT là tên viết tắt của cụm từ Internet of Things (Internet vạn vật). Cụ thể hơn là mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Đây là một hệ thống các thiết bị tính toán có liên kết với nhau, máy móc cơ khí, kỹ thuật số hay con người được cung cấp một mã nhận dạng duy nhất (UID) và khả năng truyền tải dữ liệu qua mạng mà không đòi hỏi sự tương tác giữa con người với máy tính.

Các thiết bị IoT có thể được gắn thêm cảm biến để thu dữ liệu từ môi trường xung quanh. Cảm biến nhận tín hiệu từ môi trường và chuyển đổi thành các dạng dữ liệu trong môi trường Internet. Các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra kết quả theo ý muốn của người sử dụng.

2. Ứng dụng công nghệ IoT trong thực tiễn

Công nghệ IoT không chỉ được sử dụng trong đời sống thường ngày mà còn cả những hoạt động của doanh nghiệp hay sản xuất, công nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.

Ứng dụng IoT đến mọi mặt của cuộc sống

1.1. Trong cuộc sống:

Hãy cùng tìm hiểu một số ví dụ về công nghệ IoT đang được sử dụng hiện nay:

Ô tô thông minh

Những phương tiện, chẳng hạn như ô tô, có thể kết nối với Internet bằng rất nhiều cách. Ô tô thông minh được sử dụng cho hàng loạt mục đích:

Nhà thông minh

Thiết bị gia đình thông minh tập trung chủ yếu vào hoạt động cải thiện hiệu quả, độ an toàn của ngôi nhà cũng như mạng lưới kết nối trong nhà. Ngoài ra có thể giám sát mức sử dụng điện, bộ điều nhiệt thông minh kiểm soát nhiệt tốt hơn. Hệ thống thủy canh với cảm biến IoT quản lý vườn, máy báo khói có thể phát hiện khói thuốc. Các hệ thống an ninh khác như khóa cửa, camera an ninh , máy phát hiện rò nước có thể phát hiện và ngăn chặn các mối nguy hiểm, đồng thời gửi cảnh báo tới chủ nhà. 

Gia đình có thể sử dụng những thiết bị thông minh cho các mục đích:

Thành phố thông minh

Công nghệ IoT giúp quá trình quy hoạch đô thị, bảo trì cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn. Chính phủ đang sử dụng ứng dụng IoT để giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, y tế và môi trường. Ứng dụng IoT có thể được sử dụng cho các mục đích:

Công trình thông minh

Các công trình như khuôn viên trường đại học thương mại sử dụng ứng dụng IoT để thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn. Những công trình thông minh có thể sử dụng các thiết bị IoT cho mục đích:

1.2. Ứng dụng IoT trong công nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp:

Thiết bị thông minh được sử dụng trong sản xuất, bán lẻ, y tế và các lĩnh vực khác để tạo ra hiệu quả kinh doanh. Các thiết bị công nghiệp, từ cảm biến đến máy móc, cung cấp cho chủ doanh nghiệp dữ liệu chi tiết theo thời gian thực để các doanh nghiệp có thể khai thác nhằm phục vụ mục đích cải tiến hoạt động kinh doanh. Những thiết bị này cung cấp thông tin chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, kho hàng, nguồn nhân lực và sản xuất – giảm chi phí và tăng luồng doanh thu. 

Ứng dụng IoT trong các hoạt động công nghiệp, sản xuất của doanh nghiệp

Hãy cùng tìm hiểu các hệ thống công nghiệp thông minh trong các ngành dọc khác nhau:

Sản xuất

Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ứng dụng IoT mang lại những lợi ích đáng kể:

Công nghiệp ô tô

Công nghệ IoT sẽ phân tích dựa trên cảm biến giúp gia tăng hiệu quả cho quá trình sản xuất ô tô và công tác bảo dưỡng. Ví dụ: các cảm biến công nghiệp được sử dụng để cung cấp hình ảnh 3D của từng bộ phận bên trong phương tiện theo thời gian thực. Việc chẩn đoán, khắc phục sự cố có thể được tiến hành nhanh hơn nhiều khi hệ thống IoT tự động đặt hàng các phụ tùng thay thế.  

Kho vận và vận tải

Các thiết bị IoT thương mại và công nghiệp có thể hỗ trợ quản lý chuỗi ứng, bao gồm quản lý hàng tồn kho, mối quan hệ với nhà cung cấp, quản lý đội xe và bảo trì theo lịch. Các công ty vận chuyển ứng dụng IoT công nghiệp để theo dõi tài sản và tối ưu hóa mức tiêu nhiên liệu trên các tuyến vận chuyển. Công nghệ này đặc biệt hữu dụng trong việc kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ trong các container lạnh. Nhờ các thuật toán định tuyến, tái định tuyến thông minh, các quản lý chuỗi cung ứng có thể đưa ra những dự đoán sáng suốt.

Đọc thêm: IoT là gì? Ưu và nhược điểm của công nghệ Internet of Things

Nhân loại đã và đang bước sang cột mốc mới dự báo có nhiều biến chuyển to lớn. Mặc dù IoT vẫn đang trong giai đoạn mới áp dụng triển khai nhưng phạm vi ứng dụng của nó vô cùng lớn và ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Nếu IoT được sử dụng rộng rãi thì ắt hẳn sẽ có tác động sâu sắc đến các lĩnh vực khoa học và công nghệ, tiến bộ của toàn xã hội.

Chuyện gì xảy ra khi các gã khổng lồ công nghệ liên tục cắt giảm chi phí?

1. MICROSOFT, TESLA, AMAZONE VÀ NHIỀU ÔNG LỚN KHÁC CẮT GIẢM CHI PHÍ. 

Tập đoàn Microsoft đã giảm thiểu việc tuyển dụng ở một số bộ phận quan trọng. Công ty dịch vụ bán lẻ tạp hóa thông qua ứng dụng di động Instacart cho biết họ sẽ quay trở lại tuyển dụng có kế hoạch để giảm chi phí.

Microsoft đã giảm thiểu việc tuyển dụng ở một số bộ phận quan trọng

Hồi hộp tiếp tục diễn ra khi giám đốc điều hành Công ty Tesla, tỷ phú Elon Musk, thông báo với nhân viên rằng nhà sản xuất xe điện này cần giảm 10% lực lượng lao động làm công ăn lương và tạm dừng tuyển dụng trên toàn thế giới.

Tesla giảm lực lượng lao động và tạm dừng tuyển dụng trên toàn thế giới

Tương tự, Amazon cũng công bố những thông tin u ám. Tập đoàn này có quá nhiều công nhân, cũng như hoạt động kinh doanh đang bị ảnh hưởng do lạm phát làm chi phí tăng nhanh.

Vào tháng 4, Tập đoàn Apple đã cảnh báo việc sản xuất bị hạn chế - liên quan đến việc phong tỏa trong dịch COVID-19 ở Trung Quốc - sẽ khiến tập đoàn mất đi 8 tỉ USD doanh thu trong quý hiện tại.

Tập đoàn Apple đã cảnh báo việc sản xuất bị hạn chế

Công ty Snap vào ngày 23-5 đã cắt giảm các dự báo về doanh số và lợi nhuận, đồng thời cho biết họ sẽ làm chậm quá trình tuyển dụng. Ngày hôm sau (24-5), nhà cung cấp dịch vụ xe Lyft cho biết họ sẽ thu hút ít người lao động hơn và tìm kiếm các biện pháp cắt giảm chi phí khác.

Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global cũng cho biết họ sẽ gia hạn thời gian ngừng tuyển dụng và hủy bỏ một số lời mời làm việc đã được ứng viên chấp nhận, với lý do tình hình thị trường đang xấu.

Coinbase Global cũng cho biết họ sẽ gia hạn thời gian ngừng tuyển dụng

Công ty mẹ của Facebook là Meta đang giảm bớt chi phí tuyển dụng và cắt giảm chi phí. Còn Tập đoàn Twitter đã bắt đầu ngừng tuyển dụng và rút lại một số lời mời làm việc trước khi tỷ phú Elon Musk tiếp quản theo kế hoạch

Đọc thêm: Metaverse - Cuộc đua của các “ông lớn” công nghệ năm 2022

2. PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CÁC ÔNG LỚN CẮT GIẢM CHI PHÍ. 

Bóng ma về việc cắt giảm việc làm đã bắt đầu ám ảnh tâm lý của người lao động ở Thung lũng Silicon. Trên app Blind - một ứng dụng mà nhân viên có thể sử dụng để nói chuyện ẩn danh về  chủ doanh nghiệp của họ - các cuộc thảo luận về việc tuyển dụng bị ngừng đã tăng 13 lần từ ngày 19-4 đến ngày 19-5 so với một năm trước đó.

Hơn 126.000 nhân viên công nghệ đã mất việc làm kể từ đầu đại dịch.

Hơn 126.000 nhân viên công nghệ đã mất việc làm kể từ đầu đại dịch.

Ông Russell Hancock, giám đốc điều hành của Liên doanh Thung lũng Silicon, một tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu về nền kinh tế của Thung lũng Silicon, cho biết: "Mọi người đều nhận ra công nghệ không chỉ tốt đẹp mà còn là thứ không thể thiếu. Những gì đang xảy ra hiện nay dường như là một sự điều chỉnh của thị trường".

Đọc thêm: Ứng dụng không được cập nhật sẽ bị xóa khỏi App Store 

—---------------------------
CyberKid Vietnam ra đời với sứ mệnh đảm bảo sự an toàn của Trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet. Cùng sự đồng hành chiến lược đến từ các đơn vị: Young IT, Viettel Cyber Security, Palo Alto Networks.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
[Fanpage]: CyberKid Vietnam

Elon Musk: “Youtube chỉ toàn quảng cáo lừa đảo”

Trong các tweet gần đây của Elon Musk, ông đã đăng một meme chế giễu nền tảng video của Google. Ông cho rằng YouTube đang kiểm duyệt những nội dung như chửi thề, nhưng lại nhắm mắt làm ngơ để quảng cáo lừa đảo xuất hiện.

Elon Musk: Youtube chỉ toàn quảng cáo lừa đảo

1. Thực hư câu chuyện: “Youtube chỉ toàn quảng cáo lừa đảo” ?

Được biết theo nguyên tắc cộng đồng, Youtube không cấm người dùng chửi thề, song vẫn khuyến khích những người sáng tạo nội dung tránh sử dụng ngôn từ không phù hợp với mục đích quảng cáo. Youtube cũng cho biết họ đã hạn chế các nhà sáng tạo kiếm tiền từ những video "thường xuyên sử dụng ngôn từ tục tĩu nghiêm trọng". Tuy nhiên, chính sách này không áp dụng cho các video âm nhạc.

Cho tới thời điểm hiện tại thì đại diện phía Youtube chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Business Insider cho biết thời gian qua, YouTube đã rất chật vật kiểm soát nội dung trên nền tảng, đặc biệt về lừa đảo tiền số. Trong năm 2020, nền tảng này phải đối mặt với ít nhất 18 vụ kiện liên quan đến tiền số, trong đó, một trong số những người khởi kiện là nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak. Ông cho rằng YouTube và Google đã lan truyền quảng cáo lừa đảo có chứa hình ảnh của ông, song cáo buộc này sau đó bị bác bỏ bởi phía thẩm phán cho rằng YouTube không phải chịu trách nhiệm về bài đăng người dùng.

Đọc thêm: Chiến lược mua lại twitter của Elon Musk 

2. Nguyên nhân về những dòng tweet của Elon Musk 

Trên YouTube, nhiều quảng cáo lừa đảo cũng nhắmtrực tiếp vào những người hâm mộ Musk, dù vị tỷ phú này không hề liên quan đến chúng. Theo Tenable, một công ty quản lý rủi ro, loạt video lừa đảo về đồng tiền số SpaceX không có thực đã giúp những kẻ đứng sau thu về hơn 9 triệu USD.

Được biết, YouTube luôn có quan điểm tích cực mỗi khi đề cập đến nỗ lực kiểm soát thông tin sai lệch. Nền tảng này đã quyết định cấm cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 1/2021 sau vụ bạo loạn tại điện Capitol và chỉ khôi phục lại tài khoản cho ông khi mối nguy về tình trạng bạo lực hạ nhiệt.

Cáo buộc YouTube có nhiều quảng cáo lừa đảo, Musk hiện cũng đang cân nhắc lại thương vụ Twitter với lý do nền tảng mạng xã hội này không cung cấp đủ thông tin chính xác.

Twiiter không cung cấp đủ thông tin chính xác.

Cụ thể, đại diện luật sư vị tỷ phú cho biết nền tảng mạng xã hội này đang “tích cực chống lại và ngăn cản” quyền lợi của ông Musk trong quá trình hoàn tất thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD. Ngoài ra, công ty cũng “từ chối yêu cầu về dữ liệu của Musk” và không tiết lộ chính xác số lượng tài khoản giả mạo trên nền tảng. Theo các luật sư, những điều này đủ để Elon Musk đơn phương hủy bỏ thương vụ.

---------------------------- 

CyberKid Vietnam ra đời với sứ mệnh đảm bảo sự an toàn của Trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet. Cùng sự đồng hành chiến lược đến từ các đơn vị: Young IT, Viettel Cyber Security, Palo Alto Networks. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

[Email]: [email protected] 

[Fanpage]: CyberKid Vietnam 

[Website]: cyberkid.vn 

Lý do đằng sau việc Google xóa 1,2 triệu ứng dụng

Theo số liệu thống kê năm 2021, có tới 190.000 tài khoản của các nhà phát triển ứng dụng độc hại đã bị xóa bỏ trên cửa hàng Play Store. Không chỉ vậy, Google còn nhấn mạnh rằng gần 500.000 tài khoản của các nhà phát triển ứng dụng không còn hoạt động cũng bị dừng lại trên Play Store.

Vẫn giống như mọi năm, Google năm nay cũng giải thích về những nỗ lực trong việc gỡ bỏ những ứng dụng của các nhà phát triển ứng dụng độc hại trong bài blog gần đây nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng đã cho ra mắt Mục An toàn dữ liệu trên Play Store để các nhà phát triển ứng dụng nhận thấy được sự cần thiết phải cung cấp thông tin về chính sách và quyền bảo mật ứng dụng cho người dùng. Quý công ty cũng bổ sung: “ Google Play Protect tiếp tục quét hàng tỷ ứng dụng trên các thiết bị để bảo vệ người dùng khỏi những phần mềm độc hại”.

Theo như bản báo cáo, cách tốt nhất để bảo vệ người dùng chính là hạn chế quyền truy cập. Công ty nhấn mạnh rằng 98% ứng dụng nâng cấp lên Android 11 hoặc cao hơn đã hạn chế quyền truy cập tới các giao diện lập trình ứng dụng (API) nhạy cảm và dữ liệu khách hàng.

Google đưa ra thông báo dừng việc thu thập ID quảng cáo cũng như các dữ liệu nhận dạng thiết bị khác từ tất cả người dùng trong ứng dụng, đồng thời cho phép người dung lựa chọn cách để xóa bỏ ID quảng cáo ở bất cứ ứng dụng nào. Chính sách này của Google nhắm tới mục tiêu chính là khiến Google trở nên an toàn hơn cho các gia đình.

Đối với người dùng Pixel, Google đã cho ra mắt tính năng bảo mật mới như một cách để tăng tính bảo mật của các ứng dụng và tài khoản Google trên thiết bị:

“Trên Google Play Protect, Pixels sử dụng các mô hình mới và tận dụng các phân tích liên hợp để phát hiện ra malware - những ứng dụng độc hại.

Cuối cùng, công ty yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng cập nhật những dữ liệu cần thiết vào Mục An toàn dữ liệu trong ứng dụng của họ trước ngày 20 tháng 7.


CyberKid Vietnam ra đời với sứ mệnh đảm bảo sự an toàn của Trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet. Cùng sự đồng hành chiến lược đến từ các đơn vị: Young IT, Viettel Cyber Security, Palo Alto Networks.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
[Fanpage]: CyberKid Vietnam