Các phương tiện điện tử xuất hiện và dần đang trở nên chiếm ưu thế vô cùng khổng lồ toàn cầu đặc biệt liên quan đến các nền tảng mạng giải trị xã hội. Bên cạnh những ông lớn tiên phong cho sự xuất hiện của kỷ nguyên thời đại số như Facebook, Youtube hay Twitter thì Zalo cũng đang dần mở rộng độ phổ biến của mình tới tất cả người dùng tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu những cách thức nào sẽ giúp bạn sử dụng Zalo một cách an toàn và đảm bảo nhất nhé!
1. Tin nhắn tự xóa
Hiện nay trên nền tảng Zalo đã xuất hiện một chức năng vô cùng đặc biệt cho phép người dùng cài đặt thời gian tự động xóa cho tin nhắn của mình.
Nếu bạn chỉ muốn lưu trữ tin nhắn trong một thời gian ngắn, bạn có thể sử dụng một tính năng mới mang tên tin nhắn tự xóa (disappearing message) trên Zalo.
Để tính năng có thể hoạt động, trước hết bạn cần tải xuống nền tảng Zalo thông qua đường link về máy điện thoại hoặc máy tính của mình.
Sau khi cài đặt Zalo thành công, để kích hoạt được tính năng tin nhắn tự xóa:
Bước 1: Bạn bấm vào tùy chọn (với điện thoại). Bấm vào thông tin hội thoại (đối với máy tính).
Bước 2: Chọn tin nhắn tự xóa
Bước 3: Thiết lập thời gian và lưu
Zalo hướng dẫn người dùng sử dụng tính năng tự xóa trên điện thoại và PC
2. Thu hồi tin nhắn
Đây là một tính năng đã xuất hiện phổ biến trên các nền tảng như Facebook hay Zalo. Tính năng trên giúp người đọc có thể thu hồi tin nhắn đã được gửi đi của mình trong vòng 60 phút.
Với tính năng thu hồi tin nhắn trên Zalo, bạn không những có thể gỡ bỏ được những tin nhắn bạn lỡ nhắn nhầm cho một người bạn trong danh bạ Zalo mà còn giúp bạn bảo mật riêng tư với những nội dung quan trọng.
Cách thực hiện:
Với máy điện thoại: Người dùng ấn và giữ vào đoạn tin nhắn muốn thu hồi, lựa chọn chức năng thu hồi và ấn đồng ý.
Với máy tính: Người dùng nhấp chuột vào tin nhắn, chọn thu hồi và ấn đồng ý.
Chức năng thu hồi tin nhắn giúp người dùng bảo đảm thông tin cá nhân
3. Ẩn trạng thái hoạt động
Trong trường hợp bạn muốn tránh đi những cuộc gọi thoại hay tin nhắn làm phiền khi bạn đang làm việc hay có cuộc hẹn với bạn bè, chức năng ẩn trạng thái hoạt động sẽ giúp bạn thực hiện nhiệm vụ đó.
Với chức năng ẩn trạng thái hoạt động, những người bạn bè kết nối với bạn trên nền tảng Zalo sẽ không nhìn thấy được hoạt động truy cập gần nhất cũng như sẽ không biết rằng bạn có đang hoạt động Zalo hay không. Để thiết lập tính năng trên:
Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt
Bước 2: Ấn vào quyền riêng tư, chọn tắt tính năng hiển thị truy cập
4. Chặn cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ
Hiện nay, có rất nhiều người dùng sử dụng Zalo bị làm phiền và quấy nhiễu bởi những số điện thoại lạ mà họ không hề hay biết. Để tránh việc những tin nhắn hay những cuộc gọi thoại lạ làm phiền, bạn hãy sử dụng ngay tính năng chặn cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ.
Với tính năng này, tất cả những tài khoản chưa là bạn bè Zalo của bạn sẽ không thể kết nối với bạn bằng tin nhắn hay cuộc gọi.
Để thiết lập tính năng trên:
Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt
Bước 2: Lựa chọn quyền riêng tư và tắt chế độ nhận tin nhắn và cuộc gọi từ người lạ
Hiện nay, Zalo đã tích hợp rất nhiều tính năng ưu việt giúp người dùng bảo mật thông tin dễ dàng
5. Cài đặt quyền riêng tư khi nhận những lời mời kết bạn
Bên cạnh việc Zalo là một công cụ liên lạc kết nối với nhiều người, nền tảng mạng xã hội trên cũng là nơi để nhiều người dùng mạng xã hội chỉ kết nối với gia đình và những người bạn bè thân thiết. Nếu bạn muốn tài khoản của mình được riêng tư và an toàn hơn, hãy thử cài đặt quyền riêng tư khi nhận những lời mời kết bạn nhé!
Để thiết lập tính năng trên:
Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt
Bước 2: Lựa chọn quyền riêng tư, tắt tính năng tự động thêm bạn bè từ danh bạ,
Lưu ý: Bạn cũng có thể kiểm soát các nguồn nhận lời mời kết bạn bằng cách ẩn mã QR hoặc bật tính năng không cho phép người khác tìm thấy bạn trên Zalo.
Hình ảnh minh họa cho Zalo - nền tảng kết nối người dùng với nhau
Trên đây là một vài cách sẽ giúp cho tài khoản Zalo của bạn trở nên riêng tư và bảo mật hơn.
Có những kỹ năng số cốt lõi nhất định thường được yêu cầu cho nhiều công việc để cải thiện thực tiễn tại doanh nghiệp hiện tại. Đọc thêm: Năng lực số là gì Dưới đây là mười kỹ năng kỹ thuật số chính được yêu cầu. Contents 1. Quản lý phương tiện truyền thông […]
Nhiều doanh nghiệp tổ chức đã và đang nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghệ sử dụng tiếp thị Trí tuệ nhân tạo (AI Marketing) nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Thông qua các nền tảng này, các nhà tiếp thị có thể hiểu được toàn diện hơn về đối tượng […]
Contents Năng lực số là gì? Năng lực số bao gồm những năng lực liên quan đến sử dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý thông tin và nội dung một cách hiệu quả. Mặc dù việc sử dụng các thiết bị điện tử và Internet […]