Hiện nay, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, bằng các mẹo bảo mật dưới đây, bạn có thể dễ dàng kiểm soát tất cả dữ liệu Google lưu trữ về bạn cũng như bảo vệ bản thân mình khỏi việc bị theo dõi thông tin […]
Blockchain là công nghệ cung cấp tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu, minh bạch dữ liệu và phù hợp với những loại dữ liệu mang tính chất public cho mọi người cùng xem.
Blockchain được tạo ra để chống lại sự cố ý can thiệp thay đổi dữ liệu, đồng thời công nghệ blockchain (Blockchain technology) có một tính chất rất đặc thù đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi bất kỳ “trung gian tin cậy”cụ thể nào để xác nhận thông tin. Bởi hệ thống này được xác thực bởi chính những node hoạt động độc lập tham gia vào trong mạng lưới của nó. Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Đây là một hệ thống đảm bảo sự minh bạch và an toàn rất cao cho các dữ liệu nhạy cảm trước các nguy cơ bị đánh cắp, nhất là các dữ liệu quan trọng như tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanh toán, thông tin y tế, thông tin chính phủ, thông tin cá nhân và các giao dịch… Bởi ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, thì các phần khác không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin cũng như tái xây dựng lại các phần bị mất/hỏng.
Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
Khi nhắc đến Blockchain, người ta nghĩ ngay đến các giao dịch bởi sự ra đời của nó chính là để khắc phục các nhược điểm tồn tại trong các giao dịch trên thế giới.
Giao dịch trên công nghệ blockchain: Ngược với kiểu truyền thống này, công nghệ blockchain sử dụng một cuốn sổ cái tin cậy và công khai; hay nói cách khác Blockchain là một cuốn sổ cái đồng thuận phân tán, được chia sẻ và đáng tin cậy, một cuốn sổ cái kỹ thuật số mang tính tin cậy cực cao. Trong sổ cái Blockchain đó ghi lại các thông tin giao dịch, nhưng đặc biệt sổ cái này chỉ có 1 phiên bản đồng nhất và được phân phối đến tất cả các người dùng trong hệ thống lưu trữ, khi có sự thay đổi hay cập nhật các phiên bản tham gia việc tính toán cập nhật lại sổ cái (máy đào) sẽ đồng thời chính là những node dùng để xác minh tính chính xác của những tính toán khác, và sự cập nhật sẽ chỉ xảy ra khi tất cả các máy đào cùng xác minh một kết quả giống nhau.
Đọc thêm: 6 sự thật thú vị về điện toán đám mây
Như phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng Bitcoin là một dạng Blockchain phiên bản 1.0 ứng dụng vào tiền tệ và thanh toán. Mục đích của Bitcoin sinh ra nhằm thay thế các loại tiền tệ và thanh toán trên toàn cầu tuy nhiên gần đây nó hoạt động như một dạng đầu cơ tích trữ, hay còn gọi là vàng điện tử.
Mặc dù là đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất nhưng Bitcoin không phải là duy nhất. Có nhiều đồng tiền điện tử khác, mỗi loại có các tính năng và cơ chế riêng. Hơn nữa, không phải tất cả các đồng tiền điện tử đều có blockchain riêng của mình. Một số được tạo ra trên nền của một blockchain đã tồn tại, trong khi những đồng tiền khác được tạo ra hoàn toàn từ đầu.
Xem thêm: Ethereum là gì?
Công nghệ blockchain ra đời cùng với bitcoin đã giúp loại bỏ bên thứ ba tin cậy trong các giao dịch tài chính. Nhờ tính năng này, blockchain đã thu hút sự chú ý từ những lĩnh vực khác như: lưu trữ đám mây phi tập trung, hợp đồng thông minh, IoT, quản lý chuỗi cung ứng, v.v.
Một cách tổng quát, các ứng dụng của nền tảng Blockchain thường sẽ thỏa một số điều kiện chung sau:
Ưu điểm chính nổi bật nhất của công nghệ Blockchain là đảm bảo tính bảo mật cao và tính bất biến của dữ liệu (không thể sửa đổi).
Nhờ sự quản lý phi tập chung, thông tin về các block trong chuỗi Blockchain không bị kiểm soát bởi bất kỳ bên cụ thể nào. Đây được biết đến với tên gọi “cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng”, chính là cơ sở của sự xác thực tin cậy và hoàn toàn tự động. Có thể liên hệ đến NFT (non-fungible token - hay dịch ra là "bằng chứng không thể thay thế về mặt pháp lý")
Nói ngắn gọn, blockchain là một hệ thống cho phép theo dõi giao dịch gửi và nhận thông tin trên mạng Internet. Nó có chức năng như một sổ cái lưu trữ thông tin dưới dạng các khối dữ liệu (data block) được ghép lại thành một chuỗi (chain). Tài sản số duy nhất đã được lưu trên blockchain sẽ không thể bị thay đổi, mãi mãi độc nhất và đó là lý do tại sao chúng có thể đắt đến vậy.
Lời kết: Mặc dù vẫn còn có những nhược điểm, công nghệ blockchain mang lại một số ưu điểm độc đáo, chiếm một vị thế quan trọng. Còn một chặng đường dài để công nghệ này hoàn thiện dần và được áp dụng rộng khắp nhưng Blockchain cho thấy tiềm năng rất lớn và hiện nay có nhiều quốc gia, tập đoàn lớn trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu cải tiến và ứng dụng nó vào trong thực tế.
Chúng ta đã thấy các doanh nghiệp và chính phủ thử nghiệm các ứng dụng mới để tìm ra cách sử dụng tốt nhất công nghệ blockchain. Tin rằng tương lai không xa Blockchain sẽ là một cuộc cách mạng công nghệ gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta giống như Internet đã từng làm, thậm chí là hơn thế nhiều lần.
Hiện nay, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, bằng các mẹo bảo mật dưới đây, bạn có thể dễ dàng kiểm soát tất cả dữ liệu Google lưu trữ về bạn cũng như bảo vệ bản thân mình khỏi việc bị theo dõi thông tin […]
Hiện nay, không ít các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin cá nhân của mọi người. Vì vậy, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân trái phép diễn biến ngày càng phức tạp. 1. Thực trạng mua bán dữ liệu cá nhân trái phép Chỉ bằng một thao tác gõ […]
Trong những năm gần đây, thông tin cá nhân của nhiều người dùng đang bị đưa ra mua bán như một mặt hàng, vật phẩm và đang có những xu hướng và dấu hiệu gia tăng cao. Chính vì vậy, việc bảo mật cho dữ liệu cá nhân luôn là một bài toán cho các […]