Blockchain là công nghệ cung cấp tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu, minh bạch dữ liệu và phù hợp với những loại dữ liệu mang tính chất public cho mọi người cùng xem.
Blockchain được tạo ra để chống lại sự cố ý can thiệp thay đổi dữ liệu, đồng thời công nghệ blockchain (Blockchain technology) có một tính chất rất đặc thù đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi bất kỳ “trung gian tin cậy”cụ thể nào để xác nhận thông tin. Bởi hệ thống này được xác thực bởi chính những node hoạt động độc lập tham gia vào trong mạng lưới của nó. Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Đây là một hệ thống đảm bảo sự minh bạch và an toàn rất cao cho các dữ liệu nhạy cảm trước các nguy cơ bị đánh cắp, nhất là các dữ liệu quan trọng như tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanh toán, thông tin y tế, thông tin chính phủ, thông tin cá nhân và các giao dịch… Bởi ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain bị tấn công, thì các phần khác không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin cũng như tái xây dựng lại các phần bị mất/hỏng.
BLOCKCHAIN: SỨC MẠNH ĐẰNG SAU ĐỒNG BITCOIN VÀ ETHEREUM
Đặc điểm chính của Blockchain
Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu. Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
Hợp đồng Thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ
Thuật toán Blockchain hoạt động như thế nào?
Khi nhắc đến Blockchain, người ta nghĩ ngay đến các giao dịch bởi sự ra đời của nó chính là để khắc phục các nhược điểm tồn tại trong các giao dịch trên thế giới.
Giao dịch theo phương pháp truyền thống: những giao dịch sẽ được ghi lại và lưu trữ trong những cuốn sổ cái (máy chủ); những sổ cái này được khóa lại và cô lập nhằm đảm bảo tính chính xác và tính bất khả xâm phạm của chúng. Khi hoạt động các giao dịch, mỗi cơ quan, đơn vị phải duy trì những bản ghi (record) riêng để xác minh thông tin độc lập điều này dẫn đến có rất nhiều sổ cái và tính toàn vẹn rất khó được bảo toàn, đồng thời việc đối chiếu kiểm tra khi có sai sót sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Giao dịch trên công nghệ blockchain: Ngược với kiểu truyền thống này, công nghệ blockchain sử dụng một cuốn sổ cái tin cậy và công khai; hay nói cách khác Blockchain là một cuốn sổ cái đồng thuận phân tán, được chia sẻ và đáng tin cậy, một cuốn sổ cái kỹ thuật số mang tính tin cậy cực cao. Trong sổ cái Blockchain đó ghi lại các thông tin giao dịch, nhưng đặc biệt sổ cái này chỉ có 1 phiên bản đồng nhất và được phân phối đến tất cả các người dùng trong hệ thống lưu trữ, khi có sự thay đổi hay cập nhật các phiên bản tham gia việc tính toán cập nhật lại sổ cái (máy đào) sẽ đồng thời chính là những node dùng để xác minh tính chính xác của những tính toán khác, và sự cập nhật sẽ chỉ xảy ra khi tất cả các máy đào cùng xác minh một kết quả giống nhau.
Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động: Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở những lĩnh vực này sẽ là lại có nhiều loại như physical, digital hay human in nature.
Như phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng Bitcoin là một dạng Blockchain phiên bản 1.0 ứng dụng vào tiền tệ và thanh toán. Mục đích của Bitcoin sinh ra nhằm thay thế các loại tiền tệ và thanh toán trên toàn cầu tuy nhiên gần đây nó hoạt động như một dạng đầu cơ tích trữ, hay còn gọi là vàng điện tử.
Mặc dù là đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất nhưng Bitcoin không phải là duy nhất. Có nhiều đồng tiền điện tử khác, mỗi loại có các tính năng và cơ chế riêng. Hơn nữa, không phải tất cả các đồng tiền điện tử đều có blockchain riêng của mình. Một số được tạo ra trên nền của một blockchain đã tồn tại, trong khi những đồng tiền khác được tạo ra hoàn toàn từ đầu.
Công nghệ blockchain ra đời cùng với bitcoin đã giúp loại bỏ bên thứ ba tin cậy trong các giao dịch tài chính. Nhờ tính năng này, blockchain đã thu hút sự chú ý từ những lĩnh vực khác như: lưu trữ đám mây phi tập trung, hợp đồng thông minh, IoT, quản lý chuỗi cung ứng, v.v. Một cách tổng quát, các ứng dụng của nền tảng Blockchain thường sẽ thỏa một số điều kiện chung sau:
Có sự tham gia của nhiều bên không biết nhau hoặc không tin cậy lẫn nhau.
Có thông tin, dữ liệu quan trọng cần lưu trữ an toàn và bảo mật trong các Block trong quá trình sử dụng.
Phải có giao dịch: Phải có hoạt động mua bán, trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên.
Quá trình xác thực các giao dịch, trao đổi thông tin phải được xác thực trên cơ chế đồng thuận và phi tập chung.
Công nghệ Blockchain cho phép trao đổi thông tin, tài sản, thực hiện các giao dịch mà không cần sự chứng kiến của bên thứ ba tin tưởng (như các giao dịch truyền thống). Hay nói các khách, Blockchain là nền tảng cho sự ra đời các ứng dụng sử dụng nền tảng hợp đồng thông minh và xác thực tự động một cách tin cậy.
Ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain
Ưu điểm chính nổi bật nhất của công nghệ Blockchain là đảm bảo tính bảo mật cao và tính bất biến của dữ liệu (không thể sửa đổi).
Nhờ sự quản lý phi tập chung, thông tin về các block trong chuỗi Blockchain không bị kiểm soát bởi bất kỳ bên cụ thể nào. Đây được biết đến với tên gọi “cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng”, chính là cơ sở của sự xác thực tin cậy và hoàn toàn tự động. Có thể liên hệ đến NFT (non-fungible token - hay dịch ra là "bằng chứng không thể thay thế về mặt pháp lý")
Nói ngắn gọn, blockchain là một hệ thống cho phép theo dõi giao dịch gửi và nhận thông tin trên mạng Internet. Nó có chức năng như một sổ cái lưu trữ thông tin dưới dạng các khối dữ liệu (data block) được ghép lại thành một chuỗi (chain). Tài sản số duy nhất đã được lưu trên blockchain sẽ không thể bị thay đổi, mãi mãi độc nhất và đó là lý do tại sao chúng có thể đắt đến vậy.
Những khuyết điểm và rủi ro về công nghệ Blockchain
Nguy cơ hacker: dù được bảo vệ bởi thuật toán đồng thuận Proof of Work nhưng các ứng dụng phát triển trên nền tảng Blockchain vẫn là “con mồi” của hơn 50% các cuộc tấn công mạng. Công nghệ còn khá mới mẻ và trình độ của các lập trình viên Blockchain thường chưa cao tạo ra cơ hội tốt cho các hacker khai thác trục lợi.
Khó phục hồi: một khi dữ liệu được đưa vào Blockchain thì rất khó để thay đổi. Tính ổn định vừa là lợi thế nhưng cũng đồng thời là nhược điểm của Blockchain. Khi phát hiện các giao dịch không hợp lệ, để khắc phục hệ thống buộc phải khôi phục lại một thời điểm trước đó và sẽ làm mất rất nhiều các giao dịch hợp lệ khác diễn ra trong điểm khôi phục này. Con số này sẽ là cực lớn đối với các hệ thống Blockchain nhiều giao dịch như là Bitcoin
Tấn công 51%: Thuật toán đồng thuận Proof of Work giúp bảo vệ blockchain Bitcoin đã được chứng minh là rất hiệu quả trong những năm qua. Tuy nhiên, có một vài dạng tấn công tiềm năng có thể được thực hiện nhắm vào các mạng blockchain, trong đó đặc biệt được nhắc tới nhiều là tấn công 51%. Một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra nếu có một đơn vị kiểm soát hơn 50% sức mạnh băm của mạng lưới. Điều này sẽ cho phép đơn vị này phá vỡ mạng lưới bằng cách cố ý ngăn chặn hoặc sửa đổi việc đặt các giao dịch.
Lãng phí và kém hiệu quả: Các blockchain, đặc biệt là những loại đang sử dụng Proof of Work, là rất kém hiệu quả. Khi các thợ mỏ liên tục cố gắng tăng sức mạnh phần cứng tính toán để chiến thắng và giành tiền thưởng, gây ra sự lãng phí rất lớn đối với các thợ mỏ thua cuộc. Do đó các tài nguyên được sử dụng bởi mạng lưới Bitcoin đã tăng đáng kể trong vài năm qua, và hiện tại lượng điện tiêu thụ dành cho bitcoin đã vượt qua nhiều quốc gia, chẳng hạn như Đan Mạch, Ireland và Nigeria.
Kích thước lưu trữ lớn dần: Các sổ cái Blockchain có thể phát triển rất lớn theo thời gian. Blockchain Bitcoin hiện cần khoảng 200GB dung lượng lưu trữ. Tốc độ tăng kích thước hiện tại của blockchain có vẻ như vượt xa tốc độ tăng dung lượng lưu trữ của các ổ đĩa cứng. Mạng lưới có nguy cơ mất các node nếu kích thước của sổ cái là quá lớn để các cá nhân tải xuống và lưu trữ.
Lời kết: Mặc dù vẫn còn có những nhược điểm, công nghệ blockchain mang lại một số ưu điểm độc đáo, chiếm một vị thế quan trọng. Còn một chặng đường dài để công nghệ này hoàn thiện dần và được áp dụng rộng khắp nhưng Blockchain cho thấy tiềm năng rất lớn và hiện nay có nhiều quốc gia, tập đoàn lớn trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu cải tiến và ứng dụng nó vào trong thực tế.
Chúng ta đã thấy các doanh nghiệp và chính phủ thử nghiệm các ứng dụng mới để tìm ra cách sử dụng tốt nhất công nghệ blockchain. Tin rằng tương lai không xa Blockchain sẽ là một cuộc cách mạng công nghệ gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta giống như Internet đã từng làm, thậm chí là hơn thế nhiều lần.
Có những kỹ năng số cốt lõi nhất định thường được yêu cầu cho nhiều công việc để cải thiện thực tiễn tại doanh nghiệp hiện tại. Bài viết dưới đây là 10 kỹ năng kỹ thuật số chính cần thiết trong thời đại số hóa. Đọc thêm: Năng lực số là gì Contents1 1. Quản […]
Nhiều doanh nghiệp tổ chức đã và đang nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghệ sử dụng tiếp thị Trí tuệ nhân tạo (AI Marketing) nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Thông qua các nền tảng này, các nhà tiếp thị có thể hiểu được toàn diện hơn về đối tượng […]
Contents1 Năng lực số là gì?2 Năng lực số bao gồm những năng lực gì?2.1 1. Khía cạnh thông tin2.2 2. Khía cạnh liên lạc2.3 3. Khía cạnh sản xuất2.4 4. Khía cạnh an toàn3 Kết luận Năng lực số là gì? Năng lực số bao gồm những năng lực liên quan đến sử dụng […]