Theo khảo sát từ Forbes, 70% doanh nghiệp đã thất bại hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện chương trình Chuyển đổi số. Đặc biệt với những doanh nghiệp quy mô lớn, lâu đời thì việc thực thi các chiến lược chuyển đổi này một cách toàn diện và hiệu quả lại càng có nhiều trở ngại.
Bất kể thuộc nhóm doanh nghiệp nào thì họ đều hay mắc phải một hoặc nhiều các sai lầm phổ biến sau khi khai chương trình Chuyển đổi số của mình và sau đây sẽ là 6 sai lầm đầu tiên trong tổng số 12 sai lầm mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn.
Thách thức khi chuyển đổi số trong thời đại mới
Những sai lầm thường thấy
1. Sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số
Sai lầm:
Nhiều doanh nghiệp bước vào chương trình Chuyển đổi số nhưng thiếu đi một chiến lược rõ ràng, cụ thể dựa trên hiện trạng doanh nghiệp và kỳ trong tương lai.
Nhiều doanh nghiệp đặt quá nhiều trọng tâm vào các vấn đề công nghệ, xu hướng xung quanh. Nhưng lại quên mất sự đối chiếu với nội tại, tính tương thích với con người, nguồn lực, định hướng. Đó là nguyên do chính vì sao chuyển đổi số thất bại.
Hậu quả:
Chiến lược rời rạc, không gắn liền với chiến lược kinh doanh, không nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Giải pháp:
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần xác định rõ trọng tâm của chương trình hướng tới. Mục tiêu chính gồm:
Tập trung vào cải thiện vận hành.
Cung cấp trải nghiệm khách hàng xuất sắc.
Xây dựng mô hình kinh doanh mới;…
Dĩ nhiên, để xác định đúng chiến lược Chuyển đổi số là một vấn đề không đơn giản. Doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực nội bộ, và có thể cả các đơn vị tư vấn bên ngoài, để xem xét và xác định chiến lược số sao cho phù hợp.
2. Mục tiêu chuyển đổi số không rõ ràng
Sai lầm:
Vì sao chuyển đổi số thất bại? Một số doanh nghiệp đón nhận chuyển đổi số như một trào lưu chứ chưa coi đó là một chiến lược quan trọng cần thực hiện. Do vậy mục tiêu chuyển đổi chỉ dừng ở đầu tư rời rạc vào hệ thống, ứng dụng bổ sung.
Hậu quả:
Chuyển đổi số không đem lại kết quả phản ánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số thất bại.
Mục tiêu chuyển đổi số không rõ ràng
Giải pháp:
Nhà lãnh đạo phải định hình rõ về những cột mốc muốn đạt được trong 1, 3 5 năm tới. Với từng cột mốc, doanh nghiệp cần xác định nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho phòng ban, đơn vị. Các đơn vị cần làm gì để đóng góp vào bức tranh chuyển đổi số tổng thể của doanh nghiệp?
Đây là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình lên kế hoạch, thực thi, kiểm tra, điều chỉnh. Nếu không có đích đến, Chuyển đổi số có nguy cơ trở thành một chương trình gây lãng phí hơn là một chương trình mang tính chiến lược.
3. Thiếu chuyên môn và kinh nghiệm về chuyển đổi số
Chuyển đổi số không phải là một công việc quá cao siêu. Trên thực tế, không phải DN nào cũng có đủ kinh nghiệm, hiểu biết để có thể thực thi thành công.
Hậu quả:
Thiếu chuyên môn dẫn tới Chuyển đổi số không huy động được sự tham gia của toàn bộ đội ngũ doanh nghiệp.
Giải pháp:
Các nhà lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân sự cần trau dồi kỹ năng và chuyên môn cần thiết:
Phương pháp luận nào là phù hợp để doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số.
Các kỹ năng và công nghệ số nào có thể áp dụng phù hợp.
Những khía cạnh nào cần lưu ý để quản trị sự thay đổi trong quá trình Chuyển đổi số
…
Trong trường hợp này, sự tham gia của các đơn vị tư vấn Chuyển đổi số là cần thiết. Đơn vị tư vấn sẽ giúp công ty triển khai các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số hiệu quả đồng thời tập trung vào năng lực cốt lõi của họ.
4. Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới
Chuyển đổi số không phải là chương trình của riêng lãnh đạo. Thế nhưng, không có chuyển đổi số nào có thể thành công nếu thiếu sự hỗ trợ và khuyến khích từ đội ngũ đứng đầu.
Thúc đẩy sự đổi mới phải được đặt từ trên xuống trong hệ thống phân cấp của doanh nghiệp. Sự cam kết trong toàn bộ hệ thống giúp chương trình được quản lý và kiểm soát đúng cách. Từ đó, kế hoạch để triển khai đạt được hiệu quả như mong đợi.
Giải pháp:
Hơn ai hết, lãnh đạo phải là người có quyết tâm cao nhất, là người truyền cảm hứng mãnh liệt nhất cho chương trình Chuyển đổi số của doanh nghiệp mình. Từ đó mới khuyến khích các quản lý, nhân viên cùng tham gia, cam kết trong quá trình thực thi.
Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới
5. Văn hóa doanh nghiệp không thay đổi kịp thời để đáp ứng chuyển đổi số
Rất nhiều doanh nghiệp mong muốn thay đổi nhưng bản thân văn hóa của họ lại không ủng hộ những giá trị đổi mới sáng tạo, không khuyến khích sự thay đổi.
Hậu quả:
Chương tình chuyển đổi số không đáp ứng được sự đổi mới của thời đại và không thể lan tỏa ở diện rộng.
Giải pháp:
Văn hóa doanh nghiệp cũng cần được định hình lại trong giai đoạn chuyển đổi số. Việc thay đổi, bổ sung các giá trị văn hóa số sẽ đồng hành xuyên suốt quá trình phát triển. Chỉ khi nào văn hóa số trở thành một phần không thể thiếu thì Chuyển đổi số mới thực sự trở thành chương trình chung của toàn doanh nghiệp.
6. Vấp phải sự phản kháng từ nội bộ với sự thay đổi
Vì sao chuyển đổi số thất bại? Trước sự chuyển mình mang tính bước ngoặt, phản ứng thường gặp ở con người là phản kháng, chống lại sự thay đổi. Rất nhiều sự nghi ngờ sẽ được đặt ra như liệu Chuyển đổi số có làm tôi mất việc, tại sao hàng chục năm nay tôi đều làm như vậy mà nay phải thay đổi…
Hậu quả:
Nếu không vượt qua các rào cản này từ đội ngũ nhân sự, chương trình Chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ không thể nào triển khai và thực thi được. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần một chiến lược cụ thể nhằm thay đổi nhận thức nội bộ.
Giải pháp:
Việc hạn chế và vượt qua sự phản kháng từ nội bộ là cả một thách thức cho doanh nghiệp. Lúc này, nhà lãnh đạo đóng vai trò “người truyền lửa” và vấn đề văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định.
Trên đây là 6 sai lầm đầu tiên CyberKid muốn gửi gắm đến cho tất cả những người có quan tâm đến lĩnh vực chuyển đổi số và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về khía cạnh này.
Hãy cùng đón chờ bài viết ở phần 2 để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích thuộc chủ đề nhé!
Có những kỹ năng số cốt lõi nhất định thường được yêu cầu cho nhiều công việc để cải thiện thực tiễn tại doanh nghiệp hiện tại. Bài viết dưới đây là 10 kỹ năng kỹ thuật số chính cần thiết trong thời đại số hóa. Đọc thêm: Năng lực số là gì Contents1 1. Quản […]
Nhiều doanh nghiệp tổ chức đã và đang nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghệ sử dụng tiếp thị Trí tuệ nhân tạo (AI Marketing) nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Thông qua các nền tảng này, các nhà tiếp thị có thể hiểu được toàn diện hơn về đối tượng […]
Contents1 Năng lực số là gì?2 Năng lực số bao gồm những năng lực gì?2.1 1. Khía cạnh thông tin2.2 2. Khía cạnh liên lạc2.3 3. Khía cạnh sản xuất2.4 4. Khía cạnh an toàn3 Kết luận Năng lực số là gì? Năng lực số bao gồm những năng lực liên quan đến sử dụng […]