Khởi đầu từ những dòng code nhỏ - sự xuất hiện của trò chơi hai người đầu tiên SpaceWar, biểu tượng nút like Facebook hay ứng dụng chat đầu tiên dành cho người dùng đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới, mở ra một cánh cổng về công nghệ cho toàn bộ nhân loại. Cùng tìm hiểu đó là những dòng code nào và lý giải những điều thú vị của những dòng code này nhé!
1. Trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới năm 1961
Vào những năm 1961, SpaceWar là trò chơi mở đầu cho kỷ nguyên trò chơi điện tử và ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới trò chơi.
Dòng code được phát triển bởi một nhóm sinh viên và nhân viên trẻ MIT khi họ bắt đầu được tiếp cận với máy tính DEC PDP-1 (Vào thời điểm đó, DEC PDP-1 được coi là máy tính dân sự hàng đầu với độ dài câu lệnh lên tới 18 bit).
Sau 5 tháng lập trình của các lập trình viên trẻ tuổi, SpaceWar - Trò chơi dành cho hai người cùng điều khiển con tàu không gian đã xuất hiện và được hãng DEC phân phối trong mỗi máy tính PDP-1. Đây là dòng code tuyệt vời tạo tiền đề cảm hứng cho các thế hệ trò chơi sau này.
Với ảnh hưởng to lớn đó, SpaceWar đã được đưa vào Viện bảo tàng Lịch sử Máy Tính và thường được trình diễn trên máy tính PDP-1 cuối cùng.
Hình ảnh của trò chơi hai người đầu tiên Space War
2. Sự khởi đầu của Email năm 1965
Vào năm 1961, một nhóm các hacker tại học viện MIT đã tạo ra những dòng code. Những dòng code đó đã làm xuất hiện một nền tảng hệ thống cho phép hàng loạt người dùng có thể đăng nhập vào cùng một máy tính và họ bắt đầu để lại các tin nhắn ngắn cho nhau.
Đến năm 1965, một nhóm các coder quyết định tạo nên một hệ thống câu lệnh chính thức cho việc gửi, nhận và hiển thị các thông điệp kỹ thuật số nhỏ này.
Ban đầu những người cấp cao hơn chống lại việc sử dụng dòng code chứa câu lệnh câu lệnh "MAIL" này và cho rằng nó hơi phù phiếm. Nhưng sau đó việc sử dụng thành công đến nỗi vào năm 1971, thậm chí MIT còn nhìn thấy tin nhắn rác đầu tiên trên thế giới: Một thông điệp chống Chiến tranh Việt Nam.
Hình ảnh minh họa cho Email
3. Ứng dụng chat đầu tiên trên thế giới INTERNET RELAY CHAT
IRC là chữ viết tắt từ cụm từ Internet Relay Chat (Chat chuyển tiếp Internet) trong tiếng Anh. Đây là chương trình trò chuyện xuất hiện từ trước khi đa số mọi người biết internet là gì. IRC là một dạng liên lạc cấp tốc qua mạng Internet. Nó được thiết kế với mục đích chính là cho phép các nhóm người trong một phòng thảo luận (channel) liên lạc với nhau thông qua một dòng lệnh như "/join #[tên kênh chat]".
Nếu bạn muốn chia sẻ điều gì đó về bản thân mình, bạn có thể gõ "/me is so tired," và nó sẽ chia sẻ tên bạn cùng với từ "so tired" cạnh một dấu sao. Nó vẫn rất cơ bản nhưng chính là nền tảng mở ra kỉ nguyên của thế hệ trò chuyện trực tuyến cũng như việc sử dụng câu lệnh trên thiết bị điện tử ngày nay.
Hình ảnh minh họa cho dòng code của IRC ( Internet Relay Chat)
4. Đường dẫn siêu liên kết HTML HYPERLINK
Ngài Tim Berners-Lee đã thay đổi thế giới khi giới thiệu hyperlink, một đoạn code ngắn gọn giúp bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào mạng internet. Điều đặc biệt của ý tưởng liên kết thông tin này nằm ở việc ghép nối dấu câu theo quy ước của nhiều hệ thống máy tính với nhau để đi tới định dạng "//" trên thanh URL và sau đó là tên của các thành phần khác trong liên kết.
Tim Berners-Lee đã khai phá những tiềm năng có thể xảy ra khi sử dụng siêu liên kết HTML HYPERLINK để liên kết bất kỳ thông tin với những thông tin khác trên Internet.Vào thời điểm hiện tại các siêu liên kết là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra World Wide Web. Các trang web được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML.
Sau này, khái niệm siêu liên kết đã đặt nền móng cho các thành tựu khác trong tương lai như nút BUY NOW, các lượt thích, lượt tweet và còn hơn thế nữa.
Dòng code HTML
5. Sự xuất hiện của JPEG năm 1992
Trước đây, để có thể lưu trữ được một số lượng lớn hình ảnh là điều rất khó, mỗi hình ảnh tiêu tốn một lượng lớn dữ liệu. Tuy nhiên, điều này đã được thay đổi thay đổi vào năm 1992 khi tổ chức Joint Photographic Experts Group công bố các thông số của một tiêu chuẩn mới – JPEG – để dữ liệu mỗi hình ảnh nhỏ hơn( Vào thời điểm đó cũng có nhiều định dạng ảnh nén khác, nhưng JPEG nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trên toàn cầu, một phần vì miễn phí bản quyền).
JPEG tận dụng được định dạng nén mất dữ liệu (lossy compression) – quá trình loại bỏ một số chi tiết trên hình ảnh mà mắt người không nhận ra được chẳng hạn như các biến đổi nhỏ về màu sắc. Sau này định dạng nén mất dữ liệu cũng tạo tiền đề cho một cải tiến khác vào năm 1992: file nhạc MP3 – định dạng âm thanh loại bỏ bớt một số dữ liệu mà tai người không thể phát hiện được.
Hình ảnh minh họa cho JPEG
6. Thuật toán Pagerank của Google
Pagerank là thuật toán phân tích các liên kết được dùng trong Google Search để xếp hạng các trang web.
Trước khi PageRank xuất hiện,, các cỗ máy tìm kiếm chỉ tập trung tìm kiếm các thông tin dựa trên việc từ khóa có khớp với từ có sẵn trong tài liệu hay không. Nhưng hai nhà sáng lập của Google, Larry Page và Sergey Brin, họ đã có một ý tưởng tuyệt vời: tri thức là xã hội – và tìm kiếm cũng vậy. Họ tạo ra PageRank, thuật toán xếp hạng mức độ liên quan của trang web dựa trên việc có bao nhiêu trang liên kết với nó.
Không chỉ tìm kiếm, thuật toán này đã cách mạng hóa cách nhân loại sắp xếp tri thức của mình mạng internet. Với vai trò của mình trong việc sắp xếp thứ hạng trên mạng internet, thuật toán này đã đặt nền móng cho Google để trở thành một người khổng lồ công nghệ như ngày nay.
Hình ảnh mô phỏng cho thuật toán PageRank
7. Sự xuất hiện của nút like Facebook năm 2009
Thuật toán thêm nút Like cảm xúc được Facebook tạo ra nhằm đóng vai trò thể hiện sự đồng tình, cùng quan điểm của người dùng với một nội dung nào đó trên mạng xã hội này, nhưng cuối cùng, bằng chính nút Like tưởng chừng vô cùng đơn giản này đã thành công tạo nên một thành kiến nhận thức vô cùng lớn mạnh của người trên mạng internet cũng như các ý tưởng thiết kế để thúc đẩy người dùng chia sẻ nhiều thông tin hơn nữa.
Bằng việc kết hợp với công nghệ pixel theo dõi, nút Like cho phép Facebook đi theo chúng ta khắp mọi nơi trên trang mạng internet và thu thập mọi dữ liệu về thói quen lướt web của người dùng. Sau đó, Facebook lấy thông tin đó để tạo nên thuật toán xác định hành vi người dùng để bán cho các nhà quảng cáo.
Đến thời điểm hiện nay, nút Like là một phần không thể thiếu trong thói quen lướt mạng của người dùng. Facebook đã tạo ra một bước tiến vô cùng lớn mạnh trong việc duy trì kết nối cộng đồng người dùng vô cùng đông đảo cũng như khiến họ bộc lộ ra những tâm trạng và hành động của chính mình!
Hình ảnh của nút Like trên nền tảng mạng xã hội Facebook
------------------------CyberKid Vietnam ra đời với sứ mệnh đảm bảo sự an toàn của Trẻ em Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh mạng khi tương tác trên Internet.Cùng sự đồng hành chiến lược đến từ các đơn vị: Young IT, Viettel Cyber Security, Palo Alto Networks. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:[Email]: [email protected][Fanpage]: CyberKid Vietnam[Instagram]: @cyberkidvnteam
Có những kỹ năng số cốt lõi nhất định thường được yêu cầu cho nhiều công việc để cải thiện thực tiễn tại doanh nghiệp hiện tại. Đọc thêm: Năng lực số là gì Dưới đây là mười kỹ năng kỹ thuật số chính được yêu cầu. Contents 1. Quản lý phương tiện truyền thông […]
Nhiều doanh nghiệp tổ chức đã và đang nhanh chóng áp dụng các giải pháp công nghệ sử dụng tiếp thị Trí tuệ nhân tạo (AI Marketing) nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Thông qua các nền tảng này, các nhà tiếp thị có thể hiểu được toàn diện hơn về đối tượng […]
Contents Năng lực số là gì? Năng lực số bao gồm những năng lực liên quan đến sử dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý thông tin và nội dung một cách hiệu quả. Mặc dù việc sử dụng các thiết bị điện tử và Internet […]